Nửa đầu năm 2021 đã đi qua, thị trường chứng khoán đã có tín hiệu phục hồi khá rõ ràng: Chỉ số S&P 500 (SPX) đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào thứ Tư. Có được điều này một phần lớn do tân tổng thống Mỹ, ông Biden, đang dần dần thực hiện các cam kết đưa ra khi mới tranh cử, trong số đố không thể không kể đến việc tăng thuế doanh nghiệp hay ủng hộ dự luật kích thích kinh tế.
Chỉ số S&P 500 được xem như thước đo gần chính xác nhất của thị trường chứng khoán Mỹ, tăng hơn 14% vào năm 2021 và chỉ thấp hơn một vài điểm so với mục tiêu mà Goldman Sachs đã đặt ra vào cuối năm nay là 4300.
Chỉ số Nasdaq Composite (COMP) cũng đạt mức cao kỷ lục, mặc dù giá đóng cửa giảm 0,2% vào thứ Tư. Nhưng xét trong năm nay, chỉ số này đã tăng gần 13%.
Điều đó khiến chỉ số Dow (INDU) trở thành chỉ số tương đối “lép vế” trong ba chỉ số: mức cao kỷ lục gần đây nhất của INDU là vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, chỉ số này cũng tăng gần 13% và tiếp tục nhích dần về mốc 35.000. Vào thứ Tư, chỉ số Dow đóng cửa ở mức 0,6%, tương đương 210 points.
Chỉ số Russell 2000 (RUT) có vốn hóa nhỏ nhưng thậm chí lại hoạt động tốt hơn, tăng gần 18% trong năm nay.
Mặc dù xuất hiện những lo lắng về việc tăng thuế, cũng như tình trạng lạm phát ngày càng tăng nhưng vẫn không thể ngăn cản Phố Wall phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong thị trường tăng giá này?
Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại ThinkMarkets cho biết: “Khi chúng ta bắt đầu quý thứ ba, sự chú ý lại một lần nữa đổ dồn vào việc gỡ bỏ “cánh cửa” giao thương trên thị trường chứng khoán toàn thế giới so với sự phát triển các biến thể mới của Covid-19, đặc biệt là loại dễ lây nhiễm nhất – Delta”. Nhưng ông lưu ý rằng, tâm lý chung của các nhà đầu tư có xu hướng rất tích cực do S&P đang công bố mức giá tăng cao kỷ lục.
Mặc dù Mỹ đang thực thi biện pháp tiêm chủng, nhưng các biến thể mới dễ lây nhiễm vẫn có thể gây nguy hiểm cho việc mở cửa trở lại của nền kinh tế.
Tuy vấn đề lo ngại lạm phát bao trùm thị trường trong nửa đầu năm 2021 đã được giải quyết, nhưng giá vẫn leo thang khiến Cục Dự trữ Liên bang không thể làm ngơ. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương cho biết, việc tăng giá chỉ là hành động tạm thời khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID. Nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn lo lắng liệu điều đó có đúng hay không.
“Cuối cùng, chỉ có thời gian mới trả lời được” – Razaqzada nói, nhưng có một số lý do để các nhà đầu tư tin rằng rằng lạm phát sẽ lắng xuống trở lại vì giá hàng hóa đang có xu hướng giảm.
Razaqzada còn nói thêm: “Về cách các tài sản mang tính rủi ro sẽ hoạt động như thế nào, phần lớn sẽ phụ thuộc vào xu hướng lạm phát sẽ diễn ra trong quý 3, vì các ngân hàng trung ương đã trở nên phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế nhiều hơn”.
Tuy nhiên, đầu tháng này, các dự báo của Fed cũng cho thấy lãi suất sẽ tăng vào năm 2023, mặc dù một số quan chức ngân hàng trung ương dự báo sẽ tăng lãi suất trong năm tới.
Bên cạnh đó, ông Kinahan có nói về định hướng chung của thị trường: “Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ cần phải đi theo hướng dẫn đầu của công nghệ”, hơn nữa “Cổ phiếu FAANG bắt đầu dẫn đầu, liệu chúng có đủ mạnh để kéo các nhà đầu tư theo?”
* Cổ phiếu FAANG là từ viết tắt để chỉ cổ phiếu của 5 công ty công nghệ nổi tiếng của Mỹ: Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet.
Microsoft (MSFT) và của Apple (AAPL) đang là “đề tài” hấp dẫn đối với những người tìm kiếm những món hời khác nhau cho các khoản đầu tư của họ.
Nguồn: CNN Business