Theo Reuters, ngày 29 tháng 6 – Cổ phiếu toàn cầu giảm xuống vào thứ Ba khi dịch Covid-19 mới bùng phát ở châu Á. Niềm tin mạnh mẽ của người tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất, các nhà đầu tư suy đoán liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có đổi hướng chính sách tiền tệ.
Chỉ số chứng khoán MSCI theo dõi cổ phiếu trên 50 quốc gia trên thế giới giảm 0,14%, do sự sụt giảm của chứng khoán châu Á làm giảm mức cao mới ở thị trường châu Âu và Mỹ.
Chỉ số S&P 500 đạt mức cao kỷ lục trong phiên thứ tư liên tiếp, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ và ngân hàng. Một cuộc khảo sát của chính phủ cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Chứng khoán châu Âu được đo lường bởi chỉ số STOXX 600 tăng 0,31%, nhờ sự tăng vọt của các cổ phiếu công nghiệp, tài chính và khai thác dầu mỏ.
Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương của MSCI (không bao gồm Nhật Bản) đóng cửa thấp hơn 0,55%. Trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản mất 0,81%, do một số quốc gia áp dụng lại các biện pháp giãn cách để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Chứng khoán Trung Quốc giảm 0,92%, ghi nhận lợi nhuận sau đợt phục hồi do nền kinh tế trở lại mạnh mẽ từ đại dịch.

Những lo ngại về biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang làm suy giảm tâm lý trên các thị trường vốn đã cạnh tranh sau khi Fed đưa ra quan điểm “diều hâu” trong tháng này.
Indonesia đang ghi nhận những ca nhiễm cao kỷ lục, Malaysia đang gia hạn lệnh cấm vận và Thái Lan đã công bố những hạn chế mới. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã áp đặt các hạn chế đi lại đối với những du khách Anh chưa được tiêm phòng.
James Athey, giám đốc đầu tư tại Aberdeen Standard Investments cho biết:
“Triển vọng về chính sách tài khóa và tiền tệ nói chung và Hoa Kỳ nói riêng là yếu tố cần thiết trong tâm trí thị trường ngay bây giờ hơn là sự lan rộng của biến thể Delta,”
Vào thứ Sáu, các thị trường sẽ theo dõi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ cho tháng Sáu với mức kỳ vọng tăng 690.000 việc làm trong tháng này, tăng từ 559.000 trong tháng Năm.
Những thảo luận và dự đoán về báo cáo việc làm khiến các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ đưa ra lịch trình tăng lãi suất.
Ray Attrill, Trưởng phòng Chiến lược FX tại Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết:
“Lạm phát đã cao hơn nhiều so với dự đoán của Fed, vì vậy tốc độ cải thiện của thị trường lao động thực sự đứng trên mọi chỉ số khác về thời điểm Fed báo hiệu bắt đầu cắt giảm”.
Tại Phố Wall, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 6,68 điểm, tương đương 0,02%, S&P 500 mất 3,05 điểm, tương đương 0,07% và Nasdaq Composite cộng 3,44 điểm, tương đương 0,02%.
DAX của Đức tăng 1%, tăng cao hơn sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng hàng năm của Đức trong tháng 6 đã giảm bớt. Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là dưới 2%, con số 2,1% vẫn cao hơn mục tiêu đưa ra.
Lợi tức của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm lần trước đã giảm 1/32 về giá, tăng 1,4799% từ 1,478%.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản ở mức -0,173%.
Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong một tuần. Chỉ số đô la đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,192%, với đồng euro giảm 0,2% xuống 1,19 đô la.
Bảng Anh lần trước là $1,3848, giảm 0,25%. Đồng đô la Úc “đồng tiền nhạy cảm với rủi ro”, đã giảm 0,70% so với đồng bạc xanh ở mức 0,751 đô la.
Giá dầu tăng bất chấp sự bùng phát mới của biến thể Delta.
Hợp đồng tương lai dầu thô Brent tăng 8 cent, tương đương 0,11% và dầu thô Mỹ tăng 7 cent, tương đương 0,10%.
Vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.764,92 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,97% xuống 1.762,60 USD/ounce.
Nguồn: Reuters