Khi chọn mua xe, tiêu chí an toàn được nhiều người đặt lên hàng đầu, để đánh giá lựa chọn phương tiện phù hợp. Hiện nay, công nghệ phanh an toàn ngày càng được cải tiến, nâng cấp tích hợp bảo vệ người dùng tối ưu hơn.
Công nghệ phanh ABS và CBS được nhắc đến nhiều tích hợp trên các loại xe hiện nay. Chất lượng và hiệu quả hoạt động an toàn của phanh ABS và CBS như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Thanh Bình An so sánh phanh ABS và phanh CBS qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2 công nghệ phanh ABS và CBS
Hệ thống phanh an toàn được các nhà nghiên cứu, sản xuất cải tiến không ngừng. Phanh ABS và CBS được tích hợp phổ biến nhất trong các dòng xe hiện đại. Cùng tìm hiểu về nguyên lý và cấu tạo của 2 hệ thống phanh này để hiểu rõ hơn về chúng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh abs và cbs (Nguồn: Internet)
Hệ thống phanh ABS
ABS là viết tắt của Anti-lock Braking System được hiểu là hệ thống phanh cải thiện tình trạng bánh xe bị bó cứng, hạn chế tối đa va chạm và nguy cơ mất kiểm soát xe khi phanh. Cấu tạo hệ thống phanh ABS gồm các bộ phận sau:
- Bộ điều khiển trung tâm ECU: Nơi tiếp nhận thông tin từ các cảm biến, sau đó phân tích điều khiển áp suất tác động lên bánh xe. Ngoài ra, ECU có khả năng ghi nhớ dữ liệu và thông số trước đó để kích hoạt xử lý khi có tình trạng tương tự xảy ra.
- Cảm biến đo tốc độ: Đo lực phanh, tốc độ bánh xe, mức độ cân bằng của bánh xe có nằm trong giới hạn an toàn hay không. Cảm biến được trang bị cho cả bánh trước và bánh sau.
- Bơm thủy lực gồm piston và xilanh: Nhiệm vụ bơm và xả áp lực lên bánh xe, thông qua hệ thống van thủy lực.
- Van thủy lực: Nhiệm vụ điều chỉnh áp lực phanh lên bánh xe. Van thủy lực ABS được đặt ở 3 vị trí (Van mở, van nhả và van khóa).
Nguyên lý hoạt động của van ABS diễn ra như sau: Các cảm biến đo dữ liệu từ bánh xe (tốc độ quay, áp lực phanh, mức độ cân bằng của bánh xe) truyền về trung tâm điều khiển ECU. Lúc này, trung tâm sẽ xử lý tín hiệu và truyền lệnh đến bơm thủy lực, cùng lúc với van thủy lực để điều chỉnh áp lực lên bánh xe, giúp phanh an toàn. ECU còn cân bằng, kiểm soát bánh xe ổn định chống lật hiệu quả.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ABS (Nguồn: Internet)
Hệ thống phanh CBS
CBS là viết tắt của cụm từ Combi Brake System được hiểu là hệ thống phanh kết hợp, phân bổ lực phanh đều xuống 2 bánh xe trước và sau. Cấu tạo hệ thống phanh CBS gồm các chi tiết chính sau:
- Dây phanh được phân bổ cho cả bánh trước và bánh sau.
- Bộ điều chỉnh áp lực phanh: Thực hiện nhiệm vụ phân bổ lực phanh cân đối cho cả bánh trước và bánh sau.
Nguyên lý hoạt động của phanh CBS dựa trên bộ điều chỉnh áp lực, giúp giảm quãng đường phanh và tăng mức độ an toàn trong các trường hợp khẩn cấp. Lực phanh được phân bổ vào cả 2 bánh xe sẽ tăng tính an toàn, đặc biệt khi di chuyển trên đường trơn trượt.
Ưu/nhược điểm của phanh ABS và phanh CBS
Mỗi loại phanh có cấu tạo và nguyên lý khác nhau, nên chúng cũng sở hữu những ưu nhược điểm riêng.
Tiêu chí Phanh ABS Phanh CBS Chức năng chính Chống bó cứng phanh, giúp bánh xe không bị trượt khi phanh gấp Phân phối lực phanh đều giữa bánh trước và bánh sau, giúp tăng hiệu quả phanh Ưu điểm - An toàn hơn, giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn khi phanh gấp - Giảm nguy cơ trượt bánh và ngã xe - Rút ngắn quãng đường phanh - Tăng tuổi thọ của hệ thống phanh - Giá thành rẻ hơn phanh ABS - Cấu tạo đơn giản, dễ bảo trì - Giúp người lái phanh dễ dàng hơn, đặc biệt là người mới lái Nhược điểm - Giá thành cao hơn phanh CBS - Cấu tạo phức tạp hơn, khó sửa chữa hơn - Có thể gây tiếng ồn khi hoạt động - Không an toàn bằng phanh ABS - Vẫn có khả năng bị trượt bánh khi phanh gấp trên đường trơn trượt - Không có khả năng tự điều chỉnh lực phanh Khả năng hoạt động Hiệu quả trên mọi điều kiện đường xá Hiệu quả nhất trên đường khô ráo Lựa chọn phù hợp Người lái thường xuyên di chuyển trên đường trơn trượt, người lái có kinh nghiệm Người lái mới, người lái chủ yếu di chuyển trên đường khô ráoPhân tích về đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động của từng loại phanh sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các giải pháp phanh an toàn hiện nay. So sánh phanh ABS và phanh CBS có những ưu - nhược điểm riêng.
Kết Bài So Sánh Phanh ABS và Phanh CBS? Nên Sử Dụng Loại Nào?
Cả ABS và CBS đều mang lại những lợi ích an toàn đáng kể cho người lái xe máy. ABS tập trung vào việc cải thiện khả năng kiểm soát khi phanh bằng cách ngăn bánh xe bị bó cứng, trong khi CBS phân phối lực phanh đồng đều hơn giúp giảm quãng đường phanh.
ABS đặc biệt hữu ích trong điều kiện đường trơn trượt hoặc khi phanh gấp, trong khi CBS phù hợp hơn với những người lái ít kinh nghiệm, những người muốn sự đơn giản và an toàn. Cuối cùng, việc lựa chọn giữa ABS và CBS phụ thuộc vào ngân sách, sở thích và nhu cầu cụ thể của từng người lái.