SpaceX đã đưa hơn 1.500 vệ tinh kết nối internet vào quỹ đạo, với hơn 69.000 khách hàng đăng ký. Đồng thời, vào tháng tới, công ty cũng lắp đặt các trạm ở mặt đất trên 12 quốc gia và có kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng mạng lưới “có một không hai” của mình trên thế giới (trừ cực Bắc và cực Nam). Nhưng vấn đề được quan tâm nhất là, mới đây Elon Musk – giám đốc điều hành SpaceX cho biết, mục tiêu hàng đầu của công ty là “không để công ty phá sản”.
“Mục tiêu của chúng tôi là không phá sản”, Musk nói tại hội nghị Mobile World Congress ở Barcelona. Ông thừa nhận, tất cả những kế hoạch trước đây nhằm xây dựng một mạng lưới internet thông qua vệ tinh trên quỹ đạo trái đất ở tầm thấp đã kết thúc một cách thảm hại, gặp sự cố trục trặc hoặc bị lệch khỏi trục mô hình kinh doanh D2C – đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Sau đó, vào năm 2019, SpaceX bắt đầu phóng vệ tinh cho mạng Starlink và đã đạt được tốc độ triển khai nhanh chóng, phóng hơn 780 vệ tinh chỉ trong sáu tháng qua.

Chương trình Starlink hay Starship khác hoàn toàn với chương trình Dragon của SpaceX. Starlink hoạt động với mục tiêu đưa người và hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế, và chương trình Starship thì có kế hoạch vào một ngày nào đó sẽ đưa con người lên mặt trăng, sao Hỏa, hoặc đưa các vệ tinh lớn vào quỹ đạo. Trong đó, Starlink chính là bước đột phá đầu tiên trong việc mở đầu các chiến dịch đưa vệ tinh vào quỹ đạo của SpaceX.
Starlink là ý tưởng được đề xuất đầu tiên cách đây đã mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ được thực hiện “hết mình”. Với chiến lược này, SpaceX đã sử dụng hàng nghìn vệ tinh hoạt động song song với quỹ đạo trái đất tầm thấp ở khoảng cách dưới 1000 km (khoảng 620 mét) để ngăn chặn hành tinh có tốc độ kết nối internet cao hơn.
Musk tiết lộ, mặc dù khách hàng có nhu cầu rất mạnh đối với các dịch vụ của Starlink, nhưng hoạt động kinh doanh internet vệ tinh thử nghiệm của SpaceX nằm ngoài khả năng tài chính. Ông nói rằng, vì các thiết bị đầu cuối mà khách hàng cần để truy cập mạng, SpaceX phải chi 1.000 USD để xây dựng nó, nhưng công ty đang chỉ bán chúng với giá 500 USD. (Chủ tịch SpaceX – Gwynne Shotwell cũng cho biết, mặc dù vào tháng 4, SpaceX đã giảm chi phí sản xuất thiết bị đầu cuối của mình từ 3.000 USD xuống còn 1.500 USD).
“Rõ ràng, việc bán thiết bị đầu cuối chỉ với nửa giá không phải để gây chú ý cho kế hoạch triệu đô này”, Musk nói. “Chúng tôi đang làm việc trên các thiết bị đầu cuối của nguồn cung ứng khác, nhằm phục vụ cho khách hàng chất lượng dịch vụ gần bằng hoặc bằng với chất lượng hiện tại, nhưng chi phí bỏ ra thấp hơn rất nhiều.”
Trước đó rất lâu, khi SpaceX mới bắt đầu xây dựng chòm sao vệ tinh internet và cho phép những người thử nghiệm beta bắt đầu sử dụng dịch vụ, các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo rằng, việc phát triển các thiết bị đầu cuối phải cho khách hàng sử dụng với giá cả hợp túi tiền. Vì vậy, chi phí sản xuất chính một trong những rào cản công nghệ khó khăn nhất mà SpaceX phải vượt qua.
Trong những năm 1990, một số liên doanh được tài trợ đã cố gắng thực hiện chiến dịch triển khai các chòm sao vệ tinh tương tự như Starlink. Nhưng tất cả đều thay đổi kế hoạch, phá sản hoặc thanh lý lại vì họ nhận ra rằng, chiến dịch đó không thực tế hoặc phi phí sản xuất quá đắt đỏ.
Hiện nay, SpaceX là công ty có khởi đầu mạnh nhất trong việc xây dựng chòm sao vệ tinh của mình và đã triển khai cho khách hàng đăng ký sử dụng. Musk cho biết, ông hy vọng sẽ đạt được mục tiêu 500.000 khách hàng tin tưởng và sử dụng Starlink trong vòng 12 tháng tới.
Để đạt được mục tiêu, Musk nói rằng, SpaceX dự kiến sẽ đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào Starlink trước khi hoạt động kinh doanh có lãi. Ngay sau đó, SpaceX cũng sẽ “tiếp tục đầu tư nhiều hơn sau thời điểm đó, thậm chí có thể lên đến 20 tỷ USD hoặc 30 tỷ USD là chuyện thường tình. Bởi SpaceX đã có những bước cải tiến hơn, cạnh tranh hơn về công nghệ, chẳng hạn như các dịch vụ trên mặt đất hoặc di động.
Nguồn: CNN Business