Từ tháng 3 năm 2021, Robinhood cho biết công ty quản lý hơn 80 tỷ USD cho khoảng 18 triệu người dùng (so với 7,2 triệu vào năm ngoái) trên nền tảng của mình. Cùng với đó, công ty cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq với mã “HOOD”.
Robinhood Markets đã đệ trình một trong những đợt IPO đầu tiên được mong đợi nhất trong năm vào thứ Năm, tiết lộ sự tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến 18 triệu người dùng và quản lý hơn 80 tỷ USD tài sản của khách hàng.
* IPO: việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng
Không giống như nhiều đợt IPO gần đây, Robinhood đã thu được lợi nhuận vào năm ngoái, tạo ra thu nhập ròng 7,45 triệu USD trên doanh thu ròng 959 triệu USD. Đây là một sự cải thiện đáng kể từ khoản lỗ 107 triệu USD trên 278 triệu USD vào năm 2019, theo hồ sơ S-1 của Robinhood với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch.
Trong quý đầu tiên năm 2021, Robinhood tạo ra doanh thu 522 triệu USD , tăng 309% so với 128 triệu USD kiếm được trong năm 2020. Trong đó, giao dịch quyền chọn chiếm khoảng 38% cổ phiếu 25%, tiền điện tử 17% doanh thu. Hơn thế nữa, tập đoàn môi giới này còn đặt mục tiêu cần huy động được 100 triệu USD khi ra mắt công chúng. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu của công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq với mã “HOOD”.

Trong bản báo cáo, công ty cho biết tháng 3 năm nay Robinhood đã phát triển được 18 triệu tài khoản có liên kết với tài khoản ngân hàng, tăng 151% so với mức 7,2 triệu người dùng vào năm ngoái. Tổng số người dùng hoạt động hàng tháng khoảng 17,7 triệu. Thành công này đã giúp cho tài sản đang được quản lý đã tăng vọt lên khoảng 80 tỷ USD (vào tháng 3 năm 2020 chỉ đạt khoảng 19,2 tỷ USD).
Phía đại diện tập đoàn còn cho biết thêm, Robinhood có kế hoạch phân bổ từ 20% đến 35% cổ phần IPO cho các khách hàng nhỏ lẻ của mình. Trong số rất nhiều các ngân hàng khác có Goldman Sachs, Citigroup và JPMorgan là những công ty bảo lãnh chính cho thương vụ này.
Cùng với đó, một số nhà đầu tư mạo hiểm lớn nhất của Robinhood có thể kể đến như D1 Partners – một công ty có trụ sở tại New York. Ngoài ra, còn có các công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ như Sequoia Capital, Kleiner Perkins, Index Ventures.
Tiên phong giao dịch tự do
Robinhood được thành lập vào năm 2013 bởi Giám đốc điều hành hiện nay là Vlad Tenev và Baiju Bhatt. Đến thời điểm hiện tại, công ty có 2.100 nhân viên. Từ lúc thành lập cho đến nay, trụ sở của Roobinhood đều được đặt tại duy nhất một địa điểm là Menlo Park, California.
Vào năm 2019, Robinhood đã đi tiên phong trong giao dịch cổ phiếu tự do, buộc toàn bộ ngành phải giảm phí hoa hồng trong các giao dịch.
Công ty dịch vụ tài chính này cung cấp vốn chủ sở hữu, tiền điện tử và giao dịch quyền chọn, cũng như tài khoản quản lý tiền mặt. Người dùng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch miễn phí trên ứng dụng của Robinhood cung cấp. Tuy nhiên, ứng dụng lại kiếm được phần lớn lợi nhuận từ lưu lượng tải của khách hàng và dịch vụ trả phí cao cấp.
Đồng thời, theo một hồ sơ pháp lý với SEC cho biết, trong quý đầu tiên của năm 2021, hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng đã giúp Robinhood thu về khoản thanh toán kỷ lục 331 triệu USD thông qua các lệnh giao dịch.
Và trong hồ sơ S-1, đại diện Robinhood nói rằng “Bởi vì phần lớn doanh thu của chúng tôi dựa trên giao dịch (bao gồm thanh toán cho dòng lệnh, hoặc “PFOF ”), giảm chênh lệch giá chứng khoán và mức độ hoạt động giao dịch nói chung. Nên những thay đổi trong mối quan hệ kinh doanh của chúng tôi với các nhà tạo lập thị trường và bất kỳ quy định mới hay lệnh cấm nào đối với PFOF và các hoạt động tương tự có thể dẫn đến giảm lợi nhuận, tăng chi phí tuân thủ và mở rộng khả năng gây ra dư luận tiêu cực”.
Theo đánh giá cua nhiều chuyên gia, Robinhood – công ty có sứ mệnh là “dân chủ hóa” thế giới đầu tư và được coi là cửa ngõ chính để các nhà đầu tư trẻ tiếp cận thị trường.
Đáng được ghi nhận, công ty có mức kỷ lục về số lượng các nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời kỳ đại dịch hoành hành.
Sự gia tăng đó tiếp tục diễn ra vào năm 2021, được đánh dấu bằng cơn sốt giao dịch xung quanh “cổ phiếu meme” (nhóm cổ phiếu mà giá của chúng không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà lên xuống theo xu hướng đầu tư của thị trường). Vào tháng 1, ứng dụng giao dịch chứng khoán được ưa chuộng hàng trăm năm đã rơi vào giữa cơn bão lửa trong bối cảnh cổ phiếu GameStop bị siết chặt trong thời gian ngắn, được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư Reddit (là những nhà đầu tư cá nhân trao đổi với nhau qua mạng xã hội Reddit).
Đặc biệt, Robinhood thông báo vào ngày 20 tháng 5 rằng công ty đang cho phép các nhà đầu tư bán lẻ tiếp cận với cổ phiếu IPO, một lĩnh vực từ lâu chỉ dành riêng cho các ngân hàng Phố Wall và các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm.
Tăng trưởng đi kèm thách thức
Tuy nhiên, sự phát triển ấn tượng của Robinhood cũng đi kèm với những thách thức không thể không kể đến.
Về phía đại diện của Robinhood cũng công nhận trong phần “các yếu tố rủi ro” của bản cáo minh bạch rằng: “Chúng tôi đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và quy mô hoạt động lớn như hiện tại”.
Ngay hôm thứ tư, Robinhood đã phải gánh chịu mức phạt lớn nhất từ trước đến nay của FINRA (cơ quan quản lý ngành tài chính của Mỹ) với tổng giá trị lên đến 70 triệu USD. Hậu quả này xuất phát từ thỏa thuận giải quyết liên quan đến những lỗi kỹ thuật mà Robinhood đã trải qua vào tháng 3/2020. Trong sự việc này, Robinhood đã thiếu trách nhiệm giải trình trước khi cho khách hàng thực hiện các giao dịch quyền chọn và “bỏ quên nhiệm vụ” xóa thông tin sai lệch cho khách hàng về các khía cạnh như giao dịch ký quỹ.
Không chỉ vậy, trong khi đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp, Robinhood còn phải đối mặt với các vụ kiện lớn nhỏ vì đã ngừng hoạt động trong thời gian nhiều ngày với khối lượng giao dịch lớn.
Ngoài ra, Robinhood đã phải trả cho SEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ 65 triệu USD sau khi bị buộc tội lừa dối khách hàng về các ứng dụng kiếm tiền nhưng không mang lại hiệu quả giao dịch tốt nhất như cam kết. Các cáo buộc của SEC được đưa ra ngay sau khi các nhà quản lý Massachusetts (tiểu bang đông dân nhất của Mỹ) nộp đơn khiếu nại ứng dụng giao dịch của Robinhood có hành vi “tiếp thị săn mồi” đối với các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Cùng với đó, vào tháng 2 giám đốc Tenev của Robinhood buộc phải chứng thực trước Uỷ ban dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ về hiệu ứng “cơn sốt giao dịch” GameStop. Các nhà lập pháp đã chỉ trích việc thiếu minh bạch trong khâu thanh toán hay khoản trợ cấp mà Robinhood nhận được từ các nhà tạo lập thị trường như công ty chứng khoán Citadel.

Kể từ đó, Robinhood đã cung cấp thêm một số dịch vụ giáo dục cho khách hàng và loại bỏ một số tính năng không cần thiết khi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Hoạt động này của Robinhood được thực hiện nhằm né tránh sự giám sát từ Hạ viện Hoa Kỳ.
Nguồn: CNBC