Nhà quản lý quỹ công nghệ châu Á đang mua vào cổ phiếu Internet của Trung Quốc, bỏ mặc những ồn ào xung quanh việc thắt chặt quy định của Bắc Kinh và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Ngay cả khi sự sụt giảm giá cổ phiếu của lĩnh vực này ảnh hưởng đến lợi nhuận của anh ấy.
Oliver Cox, người quản lý Quỹ Công nghệ Thái Bình Dương JP Morgan trị giá 1,48 tỷ đô la có trụ sở tại Hồng Kông cho biết. Ông đang tăng cường đầu tư có chọn lọc với các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang bị kiểm soát gắt gao của chính phủ. Trong đó Meituan và Tencent Holdings Ltd. là một trong những công ty được định giá lớn nhất.

Quan điểm của Cox mâu thuẫn với một số nhà quản lý quỹ bao gồm cả BlackRock Inc. Những người đã chuyển sang thận trọng với các công ty Internet lớn nhất Trung Quốc sau khi sự giám sát của cơ quan quản lý gây nên nghi ngờ về triển vọng của ngành.
Cổ phiếu của những gã khổng lồ như Tencent và Alibaba Group Holding Ltd. đã mất hơn 1/5 giá trị so với mức đỉnh điểm gần đây. Điều này dấy lên lo ngại về lạm phát gia tăng và kỳ vọng lãi suất cũng dẫn đến tình trạng bán tháo công nghệ toàn cầu vào đầu năm nay.

Cox nói trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng đối với tôi là tần suất chúng ta thấy thị trường đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng của một số công ty này”. Nhìn vào một số công ty trong danh mục đầu tư mà chúng tôi có vào thời điểm hiện tại, định giá ngắn hạn đã tăng vọt lên một mức hấp dẫn.”
Định giá giá trên lợi nhuận kỳ hạn của Chỉ số Công nghệ Hang Seng đã giảm khoảng sáu điểm so với mức cao nhất trong tháng Hai là khoảng 46 lần.
Quan điểm không thay đổi
Theo dữ liệu Bloomberg, Quỹ của Cox – hoạt động tốt hơn tất cả các quỹ khác với lợi nhuận 82% so vào năm ngoái. Đánh bại khoảng 20% so với các quỹ khác, khi thu về 4,4% vào năm 2021.
Điều này diễn ra khi lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn về cổ phiếu công nghệ trong bối cảnh đe dọa định giá và sự quay trở lại của lạm phát.
Tuy nhiên, Cox vẫn tự tin và cho rằng sẽ không có việc anh ta thay đổi quan điểm đầu tư của mình. “Ngay cả khi lợi suất tăng lên 3- 4% và thế giới đang trải qua một thời kỳ lạm phát rất cao thì tại một số thời điểm các công ty mà chúng tôi đầu tư đang mang lại sự tăng trưởng thu nhập 20 – 25% mỗi năm”.
Cox không phải là người duy nhất bị thu hút bởi việc định giá. Hyomi Jie, nhà quản lý quỹ tại Fidelity International Ltd., cũng đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn gần đây chu kỳ điều tiết của Bắc Kinh có thể sắp kết thúc khi các công ty chủ chốt trong ngành đã đồng ý về những gì cần phải làm.
Cơ hội của châu Á
Với châu Á, Cox cho rằng phần mềm doanh nghiệp, thương mại điện tử, sản xuất chip và đầu tư cổ phiếu là bốn lĩnh vực tốt nhất của ngành công nghệ trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Ông nói rằng các quốc gia ở châu Á đã “đầu tư quá mức liên tục” vào phần mềm doanh nghiệp. Đồng thời, ông khen ngợi cơ quan kỹ thuật số đang được lên kế hoạch ở Nhật Bản như một “làn gió tuyệt vời” cho các công ty liên quan.

Thương mại điện tử là một trong 4 lĩnh vực được Oliver Cox đánh giá cao. Tuy nhiên, Alibaba – một gã khổng lồ công nghệ lại không có trong danh sách 10 cổ phiếu hàng đầu của Cox. Cổ phiếu của Alibaba hiện Cox nắm giữ chỉ còn 2%, thay vì 8-9% như năm 2017.
Cox cho rằng sự cạnh tranh trong ngành thương mại điện tử này không phải do sự đàn áp về mặt pháp lý, mà xuất phát từ những công ty được niêm yết tại Hoa Kỳ như Sea Ltd. Tính đến cuối tháng 4, công ty thương mại điện tử Sea có trụ sở tại Singapore là công ty nắm giữ lớn thứ hai của quỹ với tỷ lệ 5.5%, sau Lasertec Corp của Nhật Bản,. Hành trình tăng trưởng của Đông Nam Á chỉ mới thực sự bắt đầu.
Anh ấy nói: “Câu chuyện thương mại điện tử non trẻ ở khu vực này giống với những gì chúng ta đã thấy ở Hoa Kỳ và Châu Âu 10 năm trước. Tôi kỳ vọng ASEAN sẽ chiếm tỷ lệ quỹ cao hơn nhiều trong tương lai.”
Ngoài ra, Cox còn có một số nhận xét khách quan khác như:
- Khi đại dịch Covid 19 vẫn chưa hạ nhiệt, xu hướng làm việc tại nhà tăng lên thì nhu cầu sử dụng PC hay ghế văn phòng sẽ giảm dần. Nhưng bù lại, nhu cầu về thương mại điện tử sẽ gia tăng, đặc biệt ở khu vực ASEAN, Ấn Độ và Nhật Bản.
- Cox ưa thích các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc như Nio Inc và Xpeng Inc. Đồng thời, ông cũng hy vọng nhu cầu sử dụng xe điện sẽ tăng lên trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu là Trung Quốc. Không chỉ vậy, Cox còn ủng hộ vào việc sản xuất thiết bị gốc (gọi là OEM) hơn việc đầu tư vào lĩnh vực chuỗi cung ứng như pin xe điện. Bởi những doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc có mối quan hệ bền chặt hơn nhiều với khách hàng và có thể tối đa hóa sức mạnh thương hiệu.
- Cox cũng có triển vọng tích cực đối với Didi Global Inc – công ty cho thuê xe của Trung Quốc. Sau khi huy động được 4,4 tỷ đô la trong một đợt IPO, đã khép lại màn ra mắt tại Hoa Kỳ với mức tăng chỉ 1% vào thứ Tư. Cox nói thêm: “Có một lượng lớn tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực vận chuyển dựa trên ứng dụng của Trung Quốc”.
Nguồn: Bloomberg