Quản lý nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, quyết định phần lớn đến sự thành bại của một công ty, tổ chức. Vậy khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì, vai trò, chức năng và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng đón đọc và tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nhân lực là tiềm năng, khả năng của con người để thực hiện các công việc, nhiệm vụ nào đó cho một tổ chức hay doanh nghiệp. Nhân lực sẽ bao gồm cả trí lực và thể lực. Trí lực ở đây là chất xám, khả năng suy nghĩ học hỏi, tiếp thu kiến thức, suy luận, phán đoán. Còn thể lực là chỉ thể trạng, tình trạng sức khỏe khả năng chống chọi với bệnh tật. Khi hội tụ đầy đủ giữa 2 yếu tố này thì bạn sẽ sống và làm việc vô cùng hiệu quả.
Vậy khái niệm nguồn nhân lực là tập hợp tất cả các nguồn nhân lực tham gia và đóng góp vào hoạt động của một tổ chức, công ty. Nguồn nhân lực của công ty bao gồm lãnh đạo, trưởng bộ phận, nhân viên trong các phòng ban…
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực là bất kỳ hoạt động nào liên quan đến quản lý con người, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tất cả nhân viên và công ty. Cụ thể hơn đó là công việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát kế hoạch nhằm sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, mang lại hiệu quả tối ưu. Nó cũng bao gồm việc giải quyết các vấn đề về đào tạo, phúc lợi và lương thưởng để tạo động lực cho nhân viên. Quản trị nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.
Đầu tư vào nhân sự và hỗ trợ họ một cách có chiến lược có thể nâng cao sự hài lòng và thúc đẩy hiệu suất làm việc. Do đó, vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là rất quan trọng để công ty phát triển về lâu dài.
Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và bố trí đủ nhân sự vào từng vị trí trong bộ máy tổ chức của công ty. Ngoài ra, tầm quan trọng của công việc này còn được thể hiện qua các phương diện sau:
Mục tiêu của quản trị nhân lực là quản lý tốt nhân sự của công ty, đảm bảo từng người, từng bộ phận làm việc theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh của từng nhân viên.
Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực cần hướng tới
Mục tiêu thuộc về tổ chức: Giúp công ty sử dụng hiệu quả nội lực về con người, khai thác nhân tài để họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Từ đó, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu chiến thuật, chiến lược một cách tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất.
Mục tiêu và nhiệm vụ chức năng: Hoàn thành mọi công việc từ nhỏ đến lớn liên quan đến con người, nhân viên công ty. Ví dụ như khi bạn giải quyết các vấn đề cho từng nhân viên, nên thường xuyên đào tạo và đưa ra các lời khuyên để khuyến khích, để họ cống hiến và phục vụ cho công ty một cách toàn tâm toàn ý.
Mục tiêu cá nhân: Đảm bảo rằng mọi nhân viên mà bạn quản lý đều nhận được lợi ích, bài học và kỹ năng, sự thúc đẩy và thể hiện khả năng của họ trong công việc. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội được khen thưởng và thăng tiến trong công việc.
Mục tiêu xã hội: Đề xuất và thực hiện các kế hoạch đào tạo để người lao động ý thức được trách nhiệm đóng góp làm cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển. Ngoài ra, các điều kiện việc làm bình đẳng phải được tạo ra cho tất cả mọi người, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước.
>>> Xem thêm: HRIS là gì? Chức năng của hệ thống quản lý nguồn nhân lực
Hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc quản trị nguồn nhân lực. Bởi vì, đây là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Không có hoạt động nào có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nếu không có quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực gắn liền với tổ chức, với việc cung cấp và bố trí đầy đủ nhân sự vào từng vị trí trong bộ máy tổ chức của công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay, tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp càng thể hiện rõ như sau:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty buộc các công ty phải không ngừng hoàn thiện và phát triển tổ chức của mình. Trong đó, con người được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại cùng với quá trình hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế quốc tế buộc các công ty phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường.
Việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực là vấn đề mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến để hiểu rõ hơn về nhân viên của mình.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Chức năng của quản trị nhân lực bao gồm:
Dưới đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết các chức năng trên.
Để thực hiện tốt vai trò này, bộ phận quản trị nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiến lược ngắn hạn hay dài hạn của công ty.
Đối với nhóm chức năng của quản trị nguồn nhân lực này cần thực hiện các công việc như sau:
Dự báo và lập kế hoạch nguồn nhân lực cụ thể.
Phân tích đánh giá công việc.
Tuyển dụng lao động.
Thực hiện lưu giữ và xử lý thông tin nguồn lao động.
Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua việc tổ chức đào tạo, tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng nhằm phát huy năng lực tối đa. Do đó cung cấp giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
Các công việc để đảm bảo chức năng đào tạo nguồn nhân lực như sau:
Có hoạt động hướng nghiệp cụ thể.
Có huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Cập nhật kiến thức.
Nhằm hướng tới hoạt động phát triển nghề nghiệp.
Duy trì nguồn nhân lực tập trung vào việc tổ chức và sắp xếp người lao động để phát huy tối đa kỹ năng của họ và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, việc làm này cũng đảm bảo nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Các hoạt động chính để thực hiện các chức năng này như sau:
Thường xuyên đưa ra lời động viên, khuyến khích nhân viên.
Đánh giá kết quả làm việc một cách chính xác.
Trả lương khen thưởng phù hợp.
Chức năng cuối cùng này tập trung vào việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền lợi của nhân viên trong môi trường doanh nghiệp, bao gồm mặt lương thưởng, phúc lợi và bảo hiểm. Cán bộ quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất và triển khai các chiến lược liên quan đến các lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của tất cả nhân viên.
Đồng thời, họ cũng phải xử lý những vấn đề phát sinh giữa nhân viên và ban quản lý, nhằm tạo ra các giải pháp mà cả hai bên đều hài lòng và đạt được sự đồng thuận tốt nhất. Nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở việc giải quyết mâu thuẫn mà còn là việc truyền đạt thông tin quan trọng từ lãnh đạo tới toàn thể nhân viên, giúp tạo nên một môi trường làm việc thông thoáng và minh bạch.
Tùy vào điều kiện, năng lực, quy mô mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các mô hình quản trị nguồn nhân lực khác nhau. Dưới đây là một số mô hình quản trị nguồn nhân lực mà bạn có thể tham khảo qua:
Đối với các công ty áp dụng mô hình này, việc quản lý nhân sự được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, báo cáo và xử lý số liệu trong các công việc hành chính thông thường của công ty. Căn cứ vào các quy định, quy chế hoặc quyết định của giám đốc, bộ phận HR sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự.
Nhược điểm của việc áp dụng mô hình này là vai trò của các nhà quản trị nhân sự sẽ bị hạn chế, khiến họ làm việc bị động. Loại mô hình này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ.
Công tác quản lý nhân sự tại các công ty áp dụng mô hình luật pháp chú trọng vào sự rõ ràng, minh bạch, tuân thủ pháp luật nhằm hạn chế xung đột lao động, vướng mắc pháp lý, vi phạm vệ sinh an toàn lao động, giấy phép, chế độ đãi ngộ…
Những công ty áp dụng mô hình này là những công ty dễ xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động, là những công ty có yếu tố nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…
Thông qua các công cụ tài chính, doanh nghiệp tạo ra sự ổn định trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Mô hình này tập trung vào giải pháp hài hòa quan hệ lao động thông qua cơ cấu hợp lý về thu nhập, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác cho người lao động.
Mô hình quản trị nguồn nhân lực được áp dụng nhiều nhất hiện nay
Mô hình quản trị được áp dụng theo 2 cách cơ bản như sau:
Cách thứ nhất là để các nhà quản lý nhân sự hiểu, chia sẻ các mục tiêu và giá trị, đồng thời làm việc với các nhà quản lý tuyến trên để tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh doanh.
Theo cách thứ hai, nhân sự của bộ phận quản lý nhân sự sẽ đóng vai trò huấn luyện viên, đào tạo các chức năng quản lý nhân sự như tuyển dụng, trả lương, khen thưởng và đánh giá nhân viên.
Ở những công ty áp dụng mô hình nhân văn, tinh thần và trách nhiệm của nhân viên là yếu tố giúp tăng năng suất và sự phát triển ổn định của công ty. Bộ phận quản lý nhân sự có chức năng tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên thể hiện tiềm năng và giá trị của mình.
Những người thực hiện công tác quản lý nhân sự sẽ sẵn sàng thấu hiểu và chia sẻ với nhân viên của tổ chức, thay mặt ban lãnh đạo tổ chức thực hiện các chương trình phát triển năng lực, cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên.
Tiếp cận một cách khoa học các hành vi của người lao động là cách giải quyết hầu hết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. Mô hình này được áp dụng trong các hoạt động: Đánh giá, khen thưởng, thiết kế mô hình công việc và đào tạo phát triển nhân viên.
>>> THAM KHẢO NGAY: Các phần mềm quản trị nhân sự TỐT NHẤT hiện nay
Fast HRM Online là phần mềm quản lý nhân sự trên nền tảng web
[ĐĂNG KÝ XEM DEMO SẢN PHẨM]
Bài viết trên đây là toàn bộ những kiến thức mà FAST cung cấp với nội dung xoay quanh về khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì, chức năng, vai trò của chúng. Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ với bạn bè hoặc những người bạn có nhóm ngành nghề này nhé!
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/quan-tri-nhan-luc-la-gi-a50340.html