(Bài viết được đăng trong Số tháng 10, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam)
1. Trích dẫn
1.1. Hiểu đúng về trích dẫn
1.2. Đôi nét về khái niệm “đạo văn”
1.3. Nội dung cần trích dẫn
2. Một số chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay
2.1. APA
2.2. Chicago
2.3. Vancouver
2.4. Harvard
2.5. MLA
2.6. IEEE
3. Tìm hiểu sâu hơn về chuẩn trích dẫn APA
3.1. Các cấp độ của chuẩn trích dẫn APA
3.1.1. Tổ chức văn bản
3.1.2. Văn phong và ngôn ngữ
3.1.3. Định dạng
3.2. Một vài khác biệt cơ bản giữa APA6 và APA7
4. Các công cụ trích dẫn tự động
4.1. Công cụ trích dẫn trực tuyến
4.2. Phần mềm quản lý trích dẫn
4.3. MS Word (Office 365)
4.3.1. Sử dụng MS Word như một công cụ tạo ra và quản lý trích dẫn
4.3.2. Bổ sung công cụ trích dẫn APA7 vào MS Word
5. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trong nghiên cứu khoa học, trích dẫn và tham khảo không phải là vấn đề gì mới. Trích dẫn (citation, referencing) được đề cập tới trong tất cả các giáo trình về phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng ở các cơ sở giáo dục đại học. Bất cứ ai viết tiểu luận, làm đồ án, làm khoá luận, luận văn, luận án, viết bài báo khoa học hay làm các nghiên cứu khoa học đều phải biết và thành thạo hoạt động trích dẫn. Trên thực tế, trích dẫn và tham khảo là các thành phần cơ bản của nghiên cứu nhằm thúc đẩy tính trung thực trí tuệ, thừa nhận sự đóng góp của người khác, hỗ trợ lập luận của tác giả, tạo điều kiện tái tạo và xác minh, làm nổi bật tầm vóc của nghiên cứu của bạn và tránh đạo văn. Bằng cách tuân thủ các thông lệ trích dẫn phù hợp, bạn đóng góp vào tính liêm chính và góp phần thúc đẩy lan toả các hiểu biết học thuật.
Tuy vậy, trích dẫn và tham khảo chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Hiểu đúng và thực hiện đúng hoạt động này có tác động đáng kể thậm chí là quyết định tới kết quả của các công trình nghiên cứu. Với ý nghĩa như trên, trong bài viết này các vấn đề xoay quanh hoạt động trích dẫn và tham khảo, từ bản chất, phong cách tới các công cụ hỗ trợ sẽ được tìm hiểu, phân tích và làm rõ.
Để đơn giản hoá, tránh trùng lặp và cũng là để phù hợp với thông lệ trong cộng đồng học thuật Việt Nam, thuật ngữ “trích dẫn” sẽ được sử dụng để thay thế cho cụm “trích dẫn và tham khảo” trong bài viết này (trừ những trường hợp phải phân biệt rõ).
Trích dẫn là một phần quan trọng trong công việc học thuật. Trích dẫn cho phép bạn công nhận đóng góp của các tác giả và nhà nghiên cứu khác trong công trình của bạn. Bất kỳ công trình khoa học nào sử dụng ý tưởng, từ ngữ hoặc nghiên cứu của các tác giả khác đều phải đưa ra các thông tin trích dẫn. Trích dẫn cũng là một cách để tôn trọng những tác giả mà bạn đã mượn ngôn ngữ và ý tưởng từ họ.
Trích dẫn là một kỹ năng học thuật quan trọng vì nó cho người đọc công trình của bạn thấy nguồn gốc thông tin mà bạn đã sử dụng để thực hiện nghiên cứu và hỗ trợ cho các luận điểm và kết luận của bạn. Khi viết một bài báo khoa học hay một luận án, luận an, việc trích dẫn các nguồn bạn đã sử dụng là một yêu cầu học thuật bắt buộc.
Để thể hiện hiểu biết học thuật và tính nghiêm túc trong nghiên cứu, bạn cần đặt công trình của mình trong khuôn khổ phù hợp với chủ đề bạn đang thảo luận. Khuôn khổ này bao gồm việc trích dẫn nguồn tham khảo, công nhận ý tưởng và luận điểm của các tác giả khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Cung cấp tham khảo đến nguồn thông tin là cách công nhận ý tưởng và công trình không phải là của bạn. Làm như vậy vừa là cần thiết để tránh việc bị quy kết là đạo văn vừa là cách thể hiện sự tôn trọng với tác giả của dữ liệu gốc mà bạn đã lấy tham khảo. Trích dẫn cũng giúp người đọc dễ dàng xác định nguồn gốc của thông tin để xác minh tính chính xác hoặc tìm hiểu thêm về nó. Việc trích dẫn các tài liệu tham khảo cũng thể hiện sự đảm bảo và trách nhiệm trong việc duy trì tính liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học.
Theo Vũ Công Giao (2018, p. 3), bản chất của liêm chính học thuật là “sự trung thực, ngay thẳng, trong sáng và trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập”. Đạo văn là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của sự suy giảm liêm chính học thuật.
Theo Merriam-Webster (2019), từ “đạo văn” xuất phát từ từ Latin “plagiare”, có nghĩa là “bắt cóc”. Thuật ngữ này đã có một thời gian dài phát triển và hiện nay có nghĩa là hành động lấy công việc của người khác và sử dụng như là của mình mà không công nhận tác giả gốc (American Psychological Association, 2019).
Việc lấy ý tưởng, từ ngữ hoặc sáng tạo của người khác và sử dụng chúng như là của bạn được gọi là “ăn cắp học thuật”, tức là “đạo văn”. Hành vi này là nghiêm trọng và không thể bị coi nhẹ. Việc viết lại hay diễn đạt lại công trình của người khác mà không trích dẫn nguồn cũng được coi là hành vi đạo văn (Hallar et al., 1996, p. 94).
Bạn còn có thể đạo văn chính mình! Theo định nghĩa của American Psychological Association (2019), tự đạo văn là hành động tái tạo lại tác phẩm của chính bạn đã xuất bản và xuất bản nó ở nơi khác mà không có sự ghi nhận thích hợp. Nói cách khác, tự đạo văn xảy ra khi bạn viết lại toàn bộ hoặc chỉ một phần của công việc trước đây của bạn như mới. Ngoài ra, việc diễn giải hoặc trích dẫn không đúng quy cách chính tác phẩm của bạn cũng bị coi là tự đạo văn.
Cần phải trích dẫn hay dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn trích dẫn trực tiếp (quote), diễn đạt lại (paraphrase) hay tóm lược (summary) ý tưởng hay kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Điều này có nghĩa là bạn phải dẫn nguồn tham khảo cho bất kỳ ý tưởng nào trong công trình của bạn mà xuất phát từ người khác. Quy tắc đơn giản là khi bạn sử dụng thông tin hoặc dữ liệu chuyên sâu, không phải là kiến thức chung phổ quát thì bạn cần phải dẫn nguồn tham khảo.
Chẳng hạn, bạn không cần trích dẫn thông tin đỉnh Everest cao nhất thế giới nhưng nếu bạn nêu rằng đỉnh núi này mỗi năm cao thêm 2cm thì chắc chắn bạn phải cung cấp nguồn tham khảo.
Bạn phải đăng nhập để xem nội dung này. Log in to view this content.Như đã nêu bên trên, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA) là đơn vị tạo ra phong cách trích dẫn APA, đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học. Hiện nay, chuẩn này được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học, mà nhiều lĩnh vực khác như kinh tế học, tội phạm học, khoa học chính trị, xã hội học, kinh doanh và giáo dục. Khi nói về chuẩn APA trong nghiên cứu khoa học, người ta nói về các quy tắc cho việc bài báo hay báo cáo khoa học phải bao gồm những gì và cách viết như thế nào. Chuẩn APA cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho hầu hết các khía cạnh của định dạng bản thảo, từ tổ chức văn bản, cách trích dẫn đễn lựa chọn phông chữ hay căn lề và dấu câu.
Đi sâu tìm hiểu chuẩn trích dẫn APA sẽ thấy có ba cấp độ. Cấp độ đầu tiên quy định về cách thức tổ chức văn bản. Cấp độ thứ hai đề cập đến phong cách viết và sử dụng ngôn ngữ. Cấp độ thứ ba xử lý các vấn đề định dạng cơ bản như dấu câu hay phông chữ. Dưới đây là trình bày sơ lược về các cấp độ của chuẩn APA dựa trên các hướng dẫn trong American Psychological Association (2019).
Về cơ bản, văn bản khoa học theo phong cách APA thường bao gồm những phần sau:
Văn phong khoa học đòi hỏi phong cách viết trang trọng, nghiêm túc. Lý do là độc giả mà bạn muốn hướng tới là các nhà nghiên cứu khác, và bạn phải giao tiếp với họ theo một phong cách rõ ràng và chuyên nghiệp. Bạn cần lưu ý các điểm sau về văn phong và ngôn ngữ:
Bảng 1: Các loại cỡ giấy
Định dạng bản thảo theo phong cách APA yêu cầu khoảng cách đôi giữa các dòng (double), cỡ giấy có kích thước 8,5 x 11 inch (US letter) với các lề là 1 inch và khuyến nghị dùng phông chữ Times New Roman kích thước 12pt. Tuy nhiên, các thông số này có thể hơi khác một chút tuỳ theo yêu cầu. Chẳng hạn, ở Việt Nam nhiều đơn vị và trường đại học theo chuẩn APA nhưng yêu cầu cỡ giấy A4 (8 x 10 inch), cách dòng 1,5 và dùng đơn vị đo lường cm cho căn lề và cỡ giấy. Dưới đây là một số đề xuất phổ biến nhất:
Theo Đại học Huế (2019), cũng cần lưu ý khi áp dụng trích dẫn theo chuẩn APA vào bài viết tiếng Việt, vấn đề cần được quy ước thống nhất là phần TÊN TÁC GIẢ. Người nước ngoài (nhóm Âu-Mỹ và theo hệ Latin) thường dùng họ (family name) làm danh xưng nên APA quy ước Tên tác giả trong trích dẫn là họ của tác giả (ví dụ: họ tên đầy đủ là “Boris Johnson”, tên tác giả khi trích dẫn là “Johnson”). Với tác giả người Việt, hiện nay tồn tại ba cách định dạng:
Cuối năm 2019, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã xuất bản phiên bản thứ bảy của chuẩn trích dẫn này, gọi tắt là APA7. Phiên bản này chứa một số thay đổi nhỏ, nhưng quan trọng, so với phiên bản APA6.
Bảng 2: Sự khác nhau giữa APA6 và APA7
Thay đổi APA7 Ví dụ / Chi tiết Nơi xuất bản(Publication location) Không yêu cầu ghi Nơi xuất bản (vd: thành phố, quốc gia) -APA6: Salford, C. K. (2007). Voices from the Unvoiced. London: William Morrow.-APA7: Salford, C. K. (2007). Voices from the Unvoiced. William Morrow. Và cộng sự(et al.) et al. Được sử dụng ngay với trích dẫn đầu tiên trong văn bản khi tài liệu có từ 3 tác giả trở lên APA6:- Liệt kê tên của tất cả tác giả nếu tài liệu có từ 3 tới 5 tác giả.- Chỉ dùng et al. khi có từ 6 tác giả trở lên.
Truy cập từ / Trích xuất từ(Retrieved from) Không yêu cầu có cụm từ này trước các địa chỉ web và đường link siêu liên kết (URL) -APA6: Ministry of Education. (2009). Measuring ABC in primary schools. Retrieved from http://www.education.govt.nz/school/student-support/abc/-APA7: Ministry of Education. (2009). Measuring ABC in primary schools. http://www.education.govt.nz/school/student-support/abc/ DOIs Mã định danh số quốc tế DOI được định dạng như siêu liên kết URL -APA6: Smith, J. D. (2009). Research ethics in New Yealand: A student guide. doi.org/10.1000/183-APA7: Smith, J. D. (2009). Research ethics in New Yealand: A student guide. http://doi.org/10.1000/183 Tên website(Website names) Yêu cầu ghi tên của trang web hoặc tổ chức là chủ trang web. APA7: Lawson, J. F. (2016). The impacts of plastic on Tonesian migratory birds. Department of Conservation. https://www.doc.govt.nz/reports/birds/tonesiaplastic/ Sách điện tử (Ebook) Bỏ định dạng, nền tảng, thiết bị đọc/chạy sách điện tử NHƯNG yêu cầu ghi tên nhà xuất bản APA6: Roach, M. (2010). Packing for Venus: The curious science of life in the void [Kindle version]. Retrieved from http://www.amazon.comAPA7: Roach, M. (2010). Packing for Venus: The curious science of life in the void. http://www.amazon.com Trích dẫn lên tới 20 tác giả(Up to 20 authors cited) Liệt kê tên của tối đa 20 tác giả trong phần danh sách TLTK APA6: Trong phần danh sách TLTK, liệt kê tối đa 7 tác giả. Dùng dấu “…” giữa tác giả số 6 và tác giả cuối cùngAPA7: Trong phần danh sáchTLTK, dùng dấu “…” giữa tác giả số 19 và tác giả cuối cùng. Một số thay đổi nhỏ khác(Other minor changes) Viết hoa tên dân tộc; Dàn trang văn bản; Trình bày bảng biểu; Lưu ý ngôn ngữ trung tính… Bảng biểu: Số bảng biểu được đặt ở phía trên bảng/hình, in đậm; tiêu đề bảng/hình ở bên trên, dãn dòng đôi, căn lề trái, in nghiêng, từ chính viết hoa (tương tự kiểu tiêu đề), không có dấu chấm cuối.Có một cách nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với sinh viên và những người không thường xuyên làm công tác trích dẫn tài liệu đó là sử dụng các công cụ tạo trích dẫn trực tuyến. Bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức bỏ ra để tạo danh sách TLTK bằng việc sử dụng một công cụ quản lý trích dẫn trực tuyến đáng tin cậy. Các công cụ tạo trích dẫn cho phép nhà nghiên cứu nhập thông tin một lần và tạo ra trích dẫn một cách nhanh chóng, chính xác.
Tình trạng nhiều chuẩn trích dẫn song song tồn tại có thể tạo ra sự phức tạp và dễ dẫn đến lỗi khi tạo trích dẫn bằng tay. Các công cụ tạo trích dẫn tự động trực tuyến loại bỏ rủi ro sai sót của con người bằng cách tạo ra các trích dẫn tuân thủ theo quy tắc cụ thể của chuẩn trích dẫn được chọn. Điều này đảm bảo rằng các trích dẫn là chính xác và nhất quán. Hầu hết các công cụ này đều miễn phí với các tính năng cơ bản và bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra cả trích dẫn trong văn bản và danh sách TLTK. Việc chuyển đổi giữa cơ sở dữ liệu trích dẫn giữa các chuẩn trích dẫn cũng rất dễ dàng, thuận lợi.
Mặc dù các công cụ tạo trích dẫn tự động có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét. Một nhược điểm lớn đó là các công cụ tạo trích dẫn không phải lúc nào cũng tạo ra các trích dẫn chính xác. Các công cụ tạo trích dẫn dựa trên nhập liệu của người dùng và xử lý của thuật toán. Người dùng có thể nhập sai và đôi khi thuật toán không đảm bảo tính chính xác. Điều này có thể dẫn đến sai sót trong trích dẫn, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu.
Do vậy, tác giả nên kiểm tra lại các trích dẫn của mình để đảm bảo tính chính xác và nhất quán, và đồng thời đảm bảo rằng kiểu trích dẫn mà họ đang sử dụng phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu cụ thể hoặc chủ đề nghiên cứu của mình. Quan trọng hơn, ngay cả khi sử dụng công cụ tạo trích dẫn tự động, bạn vẫn cần có hiểu biết cơ bản về các chuẩn trích dẫn. Điều này giúp các nhà nghiên cứu nhận ra và sửa các lỗi trong các trích dẫn được tạo ra bởi công cụ, và cho phép họ tạo trích dẫn bằng tay nếu cần thiết.
Dưới đây là danh sách một số công cụ tạo trích dẫn phổ biến và tin cậy (theo quan điểm của chúng tôi). Danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Bảng 3: Một số công cụ tạo trích dẫn trực tuyến
TT Công cụ Đặc điểm nổi bật Địa chỉ website (http://) 1 BibGuru Không cần đăng nhập, không quảng cáo, hỗ trợ nhiều chuẩn trích dân www.bibguru.com 2 Citation Machine Kiểm tra đạo văn và ngữ pháp www.citationmachine.net 3 Grammarly Hỗ trợ viết và soạn thảo dự trên AI, kiểm tra đạo văn, rất nhiều tính năng khác ngoài trích dẫn www.grammarly.com/citations 5 MyBib Hỗ trợ nhiều chuẩn trích dẫn, có add-on trên Chrome, xuất dữ liệu sang Zotero, Mendeley www.mybib.com 6 Quillbot Trực quan, mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều chuẩn, hỗ trợ viết dựa trên AI quillbot.com/citation-generator 7 Scribbr Hỗ trợ nhiều chuẩn, sửa lỗi, kiểm tra đạo văn www.scribbr.com/citation 8 ZoteroBib Trực quan, mạnh mẽ, không quảng cáo, không cần đăng nhập, có phần mền hỗ trợ đa nền tảng zbib.orgNgoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tạo ra bất cứ trích dẫn trong văn bản hay danh mục TLTK theo bất cứ hệ thống hay phong cách nào. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm được các nguyên tắc và kĩ thuật trích dẫn cơ bản để tinh chỉnh lại các sản phẩm trích dẫn này khi cần. Ví dụ dưới đây là “trao đổi” giữa chúng tôi và ChatGPT.
Hình 1: Sản phẩm của AI (ChatGPT)
ChatGPT làm rất tốt công việc, nhưng công cụ AI này lúc đầu đã không in nghiên tên của cuốn sách theo quy định của APA.
MS Word là một gói phần mềm soạn thảo văn bản rất phổ biến nằm trọng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office. Word có rất nhiều tính năng, trong đó có công cụ tạo danh sách TLTK rất chuyên nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa nhiều hệ thống và phong cách trích dẫn khác nhau.
Khi viết bản thảo (báo cáo, đề tài, bài báo, công trình…) trên MS Word (từ Office 2007 trở lên), có thể sử dụng chức năng “Citations & Bibliography” dưới nhãn “References” được tích hợp sẵn để chèn trích dẫn vào vị trí chú dẫn trong văn bản và chèn danh mục TLTK tự động vào cuối văn bản. Mỗi khi chọn kiểu trích dẫn APA hay MLA từ ô “Style”, MS Word sẽ tự động chuyển đổi TLTK đã nhập vào sang chuẩn trích dẫn tương ứng.
Hình 2: Các chuẩn trích dẫn được Word hỗ trợ
Tạo danh sách nguồn tham khảo trong Word thực sự đơn giản và dễ dàng. Sử dụng Word để chèn trích dẫn và dễ dàng tạo trang Works Cited hoặc Bibliography (TLTK) cho bài viết. Khi sử dụng công cụ tham khảo của Word, bạn có thể thêm nguồn tham khảo khi cần và Word sẽ giữ chúng trong một danh sách sẵn sàng để bạn sử dụng bất cứ khi nào cần.
Để bắt đầu, mở tài liệu Word và bắt đầu soạn thảo bài viết của bạn. Khi bạn cần chèn trích dẫn hoặc tham khảo, nhấp vào thẻ References. Đảm bảo định dạng bên cạnh Insert Citation đã được thay đổi thành chuẩn yêu cầu (ví dụ: MLA 7th Edition hay APA7 7th Edition). Sau đó, nhấp vào Insert Citation và chọn Add New Source. Bây giờ, bạn có thể nhập thông tin vào các ô. Khi bạn nhấp OK, trích dẫn trong văn bản sẽ xuất hiện tại vị trí con trỏ của bạn.
Hình 3: Sử dụng công cụ tạo và quản lý trích dẫn
Tiếp tục làm điều này cho mỗi nguồn tham khảo mới. Bạn có thể sử dụng công cụ của Word cho các trang web, bài báo trong tạp chí, sách, báo cáo…
Khi bạn hoàn thành bài viết và sẵn sàng chèn TLTK của mình, nhấp vào nhãn Reference một lần nữa. Nhấp vào Bibliography, sau đó chọn Bibliography hoặc Works Cited. Trang TLTK của bạn hiển thị theo thứ tự chữ cái và được định dạng đúng theo chuẩn yêu cầu. Các tham chiếu trích dẫn được lưu trữ trong một danh sách chính, có thể được sử dụng sau để thêm vào các tài liệu khác.
Hướng dẫn thêm trích dẫn trong Word của Microsoft tại địa chỉ sau https://shorturl.at/hG149.
Như trên đã trình bày, APA7 đã được APA giới thiệu từ năm 2019 và tới nay hầu hết đã chuyển sang sử dụng APA7. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì tới thời điểm này (10/6/2023), Microsoft vẫn chưa tích hợp bản nâng cấp này vào bộ phần mềm văn phòng MS Office nổi tiếng của mình.
Trong lúc chờ đợi Microsoft, nhiều nhà phát triển cá nhân đã tự xây dựng phiên bản APA7 cho MS Word dưới dạng add-in (tiện ích bổ sung). Add-in sẽ bổ sung tính năng trích dẫn theo chuẩn APA (phiên bản 7, APA7) vào MS Word. Hình 4: Giao diện tiện ích thêm APA7 cho Word trên Mac Trong số này, tiện ích do Mike Slagle phát triển được người dùng đánh giá cao. Đây là một add-in mở nên được nhiều nhà phát triển khác sử dụng lại, bổ sung và cập nhật. Chúng tôi sử dụng bản add-in APA7 của Brian Kavanaugh tại địa chỉ https://github.com/briankavanaugh/APA-7th-Edition.
Hình 5: Giao diện tiện ích thêm APA7 cho Word trên Windows
Vì việc cài đặt add-in không dễ dàng với người dùng thông thường, chúng tôi đã viết một đoạn mã cài đặt (Script) để đơn giản hoá việc này. Bạn lựa chọn Script phù hợp với hệ thống của mình (Windows hoặc Mac), và tiến hành cài đặt APA7 theo hướng dẫn của trình cài đặt.
Mã cài đặt này được viết với mục đích giáo dục. Nó được phân phối dưới dạng nguyên trạng (as-is) và tác giả không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình sử dụng.
Download phiên bản APA7 cho Mac và Windows tại các địa chỉ sau:
Nội dung chính của bài viết xoay quanh chủ đề tham khảo và trích dẫn trong nghiên cứu khoa học. Hiểu đúng lý do tại sao phải trích dẫn và thực hiện việc trích dẫn đúng cách là rất quan trọng. Việc điểm qua các chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay cho thấy sự đa dạng đồng thời phức tạp của công tác trích dẫn tài liệu tham khảo. Tính phổ biến của chuẩn APA đòi hỏi tìm hiểu kĩ càng hơn về chuẩn trích dẫn này ở tất cả ba cấp độ cũng như phân biệt sự khác nhau giữa phiên bản 6 và phiên bản 7 của chuẩn APA. Phần tiếp theo của bài viết đề cập tới các công cụ trích dẫn tự động, chẳng hạn như các công cụ tạo trích dẫn trực tuyến và các phần mềm quản lý trích dẫn, cũng như tiện ích bổ sung APA7 vào MS Word.
Tóm lại, qua việc nắm vững các chuẩn trích dẫn và sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ trích dẫn, tác giả của bài viết hoặc báo cáo khoa học phải trích dẫn và trích dẫn đúng cách các nguồn tham khảo phù hợp. Việc không được thực hiện trích dẫn, trích dẫn sai, trích dẫn không đầy đủ hoặc không thích hợp thường gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nghiên cứu và công trình khoa học. Hậu quả có thể là sự nghi ngờ về khả năng học thuật và tính trung thực học thuật của tác giả, khiến cho kết quả nghiên cứu có thể không được công nhận. Việc trích dẫn chính xác và đúng cách các nguồn tham khảo sẽ loại bỏ hoàn toàn những mối lo ngại này.
American Psychological Association. (2019). Publication Manual of the American Psychological Association, Seventh Edition (2020). https://Apastyle.apa.org. https://apastyle.apa.org/products/publication-manual-7th-edition
Đại học Huế. (2019). Hướng dẫn cách trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đối với đề tài kh&cn cấp Đại học Huế. Khoa Học Công Nghệ; ĐH Huế . https://hueuni.edu.vn/portal/vi/data/pklieucas/20190408_225951_Phu_luc_III_Huong_dan_TLTK.pdf
Department of Library Services. (2012). Subject Guides: Faculty Libraries for Health Sciences: Harvard Referencing Style: Quick guide. Library.up.ac.za. https://library.up.ac.za/health/harvardmed
Dion, D. (2023, February 21). LibGuides: Tools for Effective Writing: References vs Bibliography. Stmary.libguides.com. https://stmary.libguides.com/c.php?g=437282&p=2981548
Hayllar, B., Veal, A., & Sherval, M. (1996). Pathways to research. Rigby Heinemann.
Merriam-Webster. (2019). Definition of PLAGIARIZE. Merriam-Webster.com. https://www.merriam-webster.com/dictionary/plagiarize
Purdue Writing Lab. (2023a). Changes in the 7th Edition // Purdue Writing Lab. Purdue Writing Lab. https://owl.purdue.edu/owl/research_and_citation/apa_style/apa_formatting_and_style_guide/apa_changes_7th_edition.html
Purdue Writing Lab. (2023b). MLA Style Introduction // Purdue Writing Lab. Purdue Writing Lab. https://owl.purdue.edu/owl/research_and_citation/mla_style/mla_style_introduction.html
The University of Chicago. (2018). The Chicago Manual of Style, 17th Edition. The Chicago Manual of Style Online. https://www.chicagomanualofstyle.org/home.html
Todd, P. (2022, December 10). Subject guides: Citing and referencing: Vancouver 2022. Guides.lib.monash.edu. https://guides.lib.monash.edu/citing-referencing/vancouver2022-introduction
Vũ Công Giao, (2018), “Liêm chính học thuật” - Lí luận, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trên thế giới và ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 358(6), 3-16.
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/chuan-apa-thuong-duoc-dung-cho-cac-bai-viet-thuoc-linh-vuc-nao-a50181.html