Vãn cảnh những ngôi chùa đẹp nhất Tiền Giang

"Tiền Giang sông nước miền Tây/ Ai về ai nhớ hương quê ngọt ngào…"

Nói về vùng đất Tiền Giang, du khách sẽ nhớ ngay đây là nơi sông nước bao la, trái cây trù phú. Bên cạnh đó, dấu ấn nơi đây không chỉ bởi những miệt vườn trĩu quả, đồng quê bát ngát xanh mà còn bởi những ngôi cổ tự độc đáo. Nhiều ngôi chùa có kiến trúc mới lạ, cổ kính trở thành địa điểm du lịch văn hoá không thể thiếu khi đến nơi đây.

Chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho

Chùa Vĩnh Tràng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây được xem là một trong những ngôi chùa lớn cổ kính bật nhất miền Tây.

Chùa Vĩnh Tràng rất được du khách quốc tế yêu thích. Ảnh: Y Thanh

Vì nằm gần trung tâm thành phố duy nhất của Tiền Giang nên chùa Vĩnh Tràng có đoạn đường đi thuận lợi, dễ tìm. Nếu di chuyển từ TP.HCM bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Đi thẳng theo Quốc lộ 1A đến Mỹ Tho sau đó rẽ vào tỉnh lộ 819 đến công viên Vĩnh Tràng, rẽ trái 300m là đến chùa.

187440168-814693262486552-5463899805323633354-n-1700550936.jpg
Cổng được tạo tác hình long phượng bằng gốm sứ. Ảnh: Hoàng Anh

Ngôi cổ tự thu hút khách du lịch bởi nét cổ kính cùng vẻ đẹp kiến trúc Á - Âu kết hợp. Khung cửa sổ, hành lang, mái vòm được xây dựng theo kiến trúc phương Tây sang trọng, quý phái. Trong khi đó, kiến trúc thờ tự bên trong chùa mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Không gian bên trong xây theo hình chữ Quốc, gồm 4 gian: tiền đường, chính điện, nhà tổ và nhà hậu.

191003251-814693189153226-1357639942933774748-n-1700550936.jpg
Lối kiến trúc độc đáo kết hợp cây cảnh giúp ngôi chùa thêm phần cổ kính, trang nghiêm. Ảnh: Hoàng Anh

Bên cạnh vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, du khách đến đây còn ấn tượng bởi những tượng Phật “khổng lồ”. Tượng Phật Di Lặc 20m và nặng khoảng 250 tấn, Tượng Phật A Di Đà cao 18m và nặng đến 150 tấn, tượng Phật Thích Ca chiều dài 32m, cao 10m, nặng 250 tấn.

Các tượng Phật "khổng lồ" đứng uy nghi tại chùa. Ảnh: Hoàng Anh

Có dịp ghé thăm Tiền Giang thì chùa Vĩnh Tràng là địa điểm nhất định phải đến một lần. Nơi đây không chỉ là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo mà còn là không gian để du khách gửi gắm những ước vọng bình an, may mắn.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tân Phước

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được xây dựng theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.

tuitui-1700551235.jpg
Chánh Giác thu hút đông du khách vào dịp tết. Ảnh: Y Thanh

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng từ năm 2012 phỏng theo kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Ngôi chùa này trải rộng trên diện tích 50ha, bao gồm 30ha ban đầu và được người dân là Phật tử hiến tặng thêm 20ha, với kiến trúc của 4 thánh tích Phật giáo.

Chánh điện uy nghi cổ kính nhìn từ phía trước. Ảnh: Thanh Tú

Thiền viện có 25 hạng mục, trong đó khu ngoại viện bao gồm các hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ… khu nội viện bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu. Từ ngoài nhìn vào, hai bên Chánh điện là lầu chuông, lầu trống trông rất uy nghi.

c6990593f8d6518808c7-1700617182.jpg
"Tiểu Ấn Độ" nổi tiếng của thiền viện. Ảnh: Bình Phạm

Trong chánh điện, du khách bị thu hút bởi tượng phật dát vàng, tạc bằng đá ngọc cao 4,5m, nặng hơn 30 tấn. Được biết, bức tượng này do chính tay các nghệ nhân Myanmar chế tác.

Điều đặc biệt thu hút nhiều tín đồ, du khách đến nơi đây phải kể đến tứ thánh tích (tứ động tâm) phỏng theo nguyên mẫu của Nepal và Ấn Độ với tỉ lệ 6/10. Bên cạnh đó, tòa bảo tháp chính của thiền viện cao 31 m được mệnh danh “tiểu Ấn Độ” có kiến trúc mới lạ làm say lòng người lữ hành.

Chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho

Tọa lạc tại 162B Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chùa Bửu Lâm là ngôi cổ tự có tuổi đời lâu bật nhất Tiền Giang. Dù có tuổi đời hơn 200 năm, trải qua nhiều sự biến thiên của thế kỷ nhưng nội thất bên trong chùa vẫn được bảo tồn kỹ lưỡng. Chùa Bửu Lâm được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia vào Ngày 13/9/1999.

198279cb6176b728ee673-1700551456.jpg
Vẻ trang nghiêm của ngôi cổ tự lâu đời nhất Tiền Giang. Ảnh: Khoa Nguyễn

Chùa Bửu Lâm được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1803. Trong lịch sử dài đằng đẵng chùa đã trải qua nhiều đời truyền thừa, trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Từ Lâm. Tên chùa Bửu Lâm có ý nghĩa ước nguyện dòng Lâm tế Chánh tông sẽ được giữ gìn và phát triển vững bền.

Ngôi cổ tự này nổi tiếng với kiến trúc mang nhiều nét đặc sắc phương Đông. Cổng chùa thiết kế theo kiểu tam quan có hình cổ lâu. Ba cánh cổng mang ba ý nghĩa Không môn, Giải thoát và Vô tướng.

054f67067fbba9e5f0aa2-1700551456.jpg
0ff964b07c0daa53f31c6-1700551456.jpg
Hành lang trước chánh điện của cổ tự. Ảnh: Cao Toàn

Các bức tượng trong chùa có niên đại lâu đời, cổ nhất phải kể đến tượng Bồ Đề Đạt Ma đúc từ năm 1802. Số khác có giá trị cao như ba tấm hoành phi được các Phật tử cúng hiến vào năm 1909, 40 câu đối chữ Nho được khắc trên gỗ từ đầu thế kỷ 20… Xung quanh chùa có nhiều cây cảnh đẹp, không gian rộng rãi càng tôn thêm nét cổ kính lâu đời.

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/chua-o-tien-giang-a49856.html