Nguyệt thực là gì? Có gì thú vị ở hiện tượng thiên văn này?

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.

Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

{keywords} Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng.

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là 104 phút. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.

{keywords} Mô hình một nguyệt thực với phần bóng nửa tối của Trái Đất.

Bên cạnh hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực một phần, còn có một hiện tượng khác là nhật thực nửa tối. Đó là khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng nửa tối của Trái Đất. Ánh sáng từ Mặt Trăng khi đó sẽ mờ đi và không còn sáng rõ nét như thông thường.

Trong các truyền thuyết của một số nền văn hóa, hiện tượng nhật thực hay bị gán với "điềm báo" một số điều không may mắn. Các cư dân cổ thường liên tưởng hiện tượng này với việc Mặt Trăng bị nuốt mất bởi những sinh vật trong truyền thuyết.

Tại Châu Mỹ, người Maya nghĩ rằng nguyệt thực xảy ra khi có một con báo đốm nuốt chửng Mặt Trăng. Tại Trung Quốc, đó là hình tượng của con cóc 3 chân nuốt Mặt Trăng. Trong khi đó, người Ai Cập cổ lại gán hiện tượng “nuốt Mặt Trăng” này cho một cơn lợn nái.

Với trình độ phát triển của khoa học ngày nay, con người hiện đại đã có sự hiểu biết chính xác về nguyệt thực và xem đây chỉ như một sự kiện thiên văn thông thường.

Trọng Đạt

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/nguyet-thuc-la-gi-nhat-thuc-la-gi-a49669.html