Mô hình trồng rau trên sân thượng ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi ở nhiều gia đình. Thế nhưng, để việc trồng rau thành công và hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu về loại cây cũng như mô hình phù hợp. Tất cả có trong bài viết dưới đây!
Một số loại rau thường hay được lựa chọn để trồng trên sân thượng là:
Do đặc thù của mô hình trồng rau trên sân thượng, nên các loại rau thích hợp để trồng thường có trọng lượng nhẹ và thời gian thu hoạch sớm.
Để tiến hành trồng rau trên sân thượng, bạn cần trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật dụng và nguyên liệu. Bao gồm:
Nên chọn loại đất thịt đã được ủ vôi kỹ càng, tránh được vi khuẩn và các mầm bệnh có hại cho cây. Đồng thời bổ sung thêm phân hữu cơ như phân trùn, phân bò đã hoai mục,… để tăng độ màu mỡ và giàu dinh dưỡng cho cây trồng sử dụng sau này.
Bên cạnh đó thì bạn cũng nên cho thêm rơm rạ và vỏ trấu để tạo độ tơi xốp, giúp rau phát triển nhanh hơn.
Bao gồm bình tưới nước dạng xịt, dụng cụ xới đất, dụng cụ bắt sâu,…
Giai đoạn 2: Lựa chọn loại rau trồng trên sân thượng
Tùy theo vị trí địa lý và tình hình thời tiết mưa, nắng, gió,… ở khu vực sân thượng của bạn. Hãy chọn loại rau trồng phù hợp để cây có thể phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao. Cụ thể:
Một lưu ý nữa rất quan trọng cho cây rau của bạn phát triển tốt. Đó là yếu tố mùa nào thức ấy. Mỗi mùa sẽ tương ứng với những điều kiện thời tiết khác nhau. Do đó mà bạn nên lựa chọn loại rau trồng phù hợp từng mùa để thu được vườn rau tươi tốt, xanh ngon nhất.
Tại Việt Nam, thời tiết mùa hè nóng ẩm, nắng nhiều sẽ rất thích hợp cho rau họ cải, rau muống, cà chua,… Còn với mùa mưa lạnh, thời tiết mát mẻ thì các loại dây đậu, rau mùi, bắp cải,… sẽ là lựa chọn hợp lý.
Giai đoạn 3: Sắp xếp chậu cây, gieo hạt và chăm sóc.
Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là hãy sắp xếp vườn rau ngay hàng thẳng lối, theo tầng theo lớp. Như thế nhìn khu vườn của bạn sẽ đẹp hơn. Đồng thời dễ dàng trong việc quan sát, chăm bón và phát hiện sâu bệnh.
Các chậu cách đều nhau, đảm bảo chậu trên và chậu dưới đều được cấp ánh sáng, nước đầy đủ.
Bên cạnh đó, hạt giống cần được ủ trước khi đem gieo vào chậu để tăng tỉ lệ nảy mầm. Cây con lớn lên và phát triển khoẻ mạnh.
Khi gieo hạt cần lưu ý về khoảng cách giữa chúng với nhau để đảm bảo về mặt dinh dưỡng và độ ẩm. Đối với các giống cây cần vùi hạt xuống đất, chú ý không vùi quá sâu và nén đất quá kỹ. Điều này sẽ khiến cây không thể nảy mầm, hoặc cây con còi cọc, phát triển chậm.
Cuối cùng, khi cây con lớn lên khỏe mạnh và phát triển. Bạn hãy tiến hành bổ sung thêm các loại phân bón và vi lượng phù hợp cho cây. Nhổ cỏ và diệt sâu bằng các dung dịch hữu cơ chuyên dụng. Đảm bảo cho vườn rau xanh tốt và sạch.
Hướng Dẫn : CÁCH LÀM GIÀN DÂY LEO SÂN THƯỢNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ
Để trồng rau trên sân thượng mang lại hiệu quả, ngoài yếu tố về giống cây và điều kiện thời tiết. Đòi hỏi bạn còn phải có kiến thức và tư duy thiết kế vườn rau cho hợp lý.
Trước khi tiến hành lắp ghép, sắp xếp chậu cho khu vườn. Bạn cần nhìn bao quát sân thượng để xác định hình dạng cũng như kích thước phân bổ cho vườn rau.
Từ đó thiết kế mô hình rau trên sân thượng phù hợp, đẹp mắt, có lối đi thoải mái. Đồng thời cung cấp đủ ánh sáng, không khí cần thiết cho từng nhóm cây trồng.
Thiết kế vườn rau đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với diện tích sân thượng. Tránh việc làm quá lớn nhưng nhu cầu trồng lại không cao. Hoặc nếu bạn không phải trồng rau với mục đích kinh doanh. Thì việc xem xét trước vị trí sân sẽ giúp bạn đưa ra cái nhìn tổng quan hơn.
Biết được nên bố trí các chậu ra sao, lối đi rộng nhỏ, diện tích khu vườn chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích sân thượng,… Từ đó hoạch toán chi phí chuẩn xác, tránh lãng phí tài nguyên.
Mỗi loại cây trồng sẽ có loại chậu tương ứng phù hợp. Tránh mua chậu quá lớn để trồng cây quá bé. Dễ tạo thành những vùng ứ nước, gây thối rễ cây. Hoặc trồng cây lớn trong chậu nhỏ, sẽ không đủ không gian để cây phát triển hoàn thiện nhất.
Và cũng tùy vào tính chất ưa ẩm hay ưa khô của cây để chọn chất liệu chậu. Chậu bằng đất nung dễ thoát nước, chậu bằng nhựa, kim loại cho khả năng giữ nước, giữ ẩm lâu hơn.
Nếu chỉ là một vườn rau nhỏ vài ba chậu, bạn có thể tưới thủ công bằng bình tưới.
Tuy nhiên, nếu bạn xây dựng một vườn rau rộng trên sân thượng, gồm nhiều tầng rau. Thì việc tưới thủ công sẽ gây mất nhiều thời gian, công sức. Đồng thời, nước tưới lệch khỏi chậu sẽ chảy lênh láng trên sàn, gây mất thẩm mỹ.
Do đó, khi có ý định trồng rau trên sân thượng, bạn nên xây dựng một hệ thống tưới cho vườn rau của mình. Đảm bảo cho toàn bộ cây đều được cấp nước đầy đủ, phát triển xanh tốt.
Bên cạnh đó, chất liệu chậu được sử dụng để trồng cây trên sân thượng đa phần làm bằng nhựa, xốp. Do đó, khả năng thoát nước là rất kém. Bạn cần phải thiết kế lỗ thoát nước cho cây ngay dưới chậu.
Hoặc bạn cũng có thể kết hợp hệ thống tưới kèm thoát nước. Vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm, nước tưới dư có thể tái sử dụng để tưới cây thêm lần nữa.
Dù là trồng ở đâu thì cây cũng đều cần loại đất sạch, giàu dinh dưỡng và thoát khí. Có như thế thì cây rau mới phát triển tốt và nhanh thu hoạch được. Loại đất phù hợp nhất và được hầu như tất cả mọi người tin chọn là đất thịt.
Thêm vào đó, việc vận chuyển đất lên sân thượng rất nặng nhọc.Vì thế, việc chọn loại đất giàu dinh dưỡng sẽ giảm bớt công sức thay đất thường xuyên cho cây.
Ngoài ra, khi trồng cây trên sân thượng, bạn cần lưu ý không nên trồng cùng lúc nhiều loại cây nếu như chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy thử sức với những loại cây đơn giản, dễ trồng như cải xanh, xà lách,…
Hiện nay có khá nhiều mô hình trồng rau trên sân thượng đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Không chỉ trong các mô hình nông nghiệp mà còn cả trong các hộ gia đình có sở thích trồng rau trên sân thượng.
Trong đó, 3 mô hình điển hình mang lại hiệu quả được nhiều nơi áp dụng phải kể đến là:
Mỗi mô hình trồng rau trên sân thượng này đều có những ưu thế và hạn chế riêng. Ứng với các vị trí, hình dạng sân thượng khác nhau mà lựa chọn mô hình cho phù hợp.
Đây là mô hình trồng rau trên sân thượng theo hình thức xếp chồng các dãy ống trồng rau lên thành từng tầng cách nhau một khoảng cố định. Mô hình này thường bao gồm 2 dạng nhỏ là ống sắt và ống nhựa (chuyên dùng cho trồng rau thuỷ canh).
Mô hình này thường được sử dụng cho những nhà có sân thượng diện tích rộng hoặc tầm trung.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Những khu sân thượng có diện tích nhỏ, ít không gian thì việc lựa chọn mô hình treo tường này là hợp lý, không chỉ vậy nếu đầu tư vào việc thiết kế bạn còn có thể có một khu chill chill cùng gia đình vào cuối tuần.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Mô hình này tận dụng tối đa diện tích trên không và 2 bên tường trên sân thượng để tạo nên hệ thống giàn leo.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Có thể nói rằng, việc trồng rau trên sân thượng cũng không quá phức tạp và khó khăn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể lựa chọn mô hình trồng phù hợp. Tạo nên vườn rau mơ ước ngay trên sân thượng nhà mình.
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/trong-rau-sach-tren-san-thuong-a49458.html