huyện Bắc Sơn. Sở dĩ món bánh này được nhiều người yêu thích bởi nó có màu đen của tro rơm nếp, có vị thơm, mềm và ăn mát hơn so với bánh chưng truyền thống. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen cần phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phóng viên Báo Lạng Sơn xin giới thiệu cùng bạn đọc các công đoạn làm món bánh đặc sản này qua một số hình ảnh tiêu biểu.
Gia đình chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn là một hộ gói và kinh doanh bánh chưng đen với số lượng nhiều nhất huyện. Gia đình chị có 3 người (thuê thêm 1 nhân công), mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau.
Nguyên liệu chính để tạo nên sự độc đáo của bánh chưng đen chính là gio của rơm nếp. Vào tháng 10 hằng năm, khi gặt lúa vụ đông, gia đình chị Chuyên sẽ lấy thân lúa nếp (rơm nếp) phơi khô sau đó đốt thành tro với số lượng lớn rồi bảo quản cẩn thận. Khi cần dùng đến chỉ cần rây lại để loại bỏ cặn, giúp bánh mịn hơn.
Nhân bánh sẽ là đỗ xanh và thịt lợn. Thịt được chọn làm nhân bánh phải là thịt ba chỉ, thái miếng to, đều, ướp gia vị vừa đủ. Chị Chuyên thường rắc thêm ít hạt tiêu để tạo mùi thơm và vị cay nhẹ.
Đây là công đoạn cố định thân và đầu bánh bằng dây hoặc lạt. Trước đây, gia đình chị Chuyên dùng lạt nhưng để giảm thời gian, tăng năng suất gói, gia đình chị chuyển sang dùng dây nhựa.
Sau khi cố định xong, bánh sẽ được ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Trung bình một ngày, gia đình chị Chuyên thường làm trên 100 chiếc bánh để giao cho khách đặt trước và đem ra chợ bán. Vào những ngày lễ, tết số lượng có thể lên đến 500 chiếc mỗi ngày. Mỗi chiếc bánh có giá 35.000 đồng.
Mỗi nồi bánh chưng sẽ chứa được khoảng 50 chiếc bánh. Mỗi nồi bánh thường được đun bằng củi trong 8 tiếng đồng hồ. Để bánh chín đều và thơm ngon, lửa phải được cháy thật đều.
Bánh sau khi chín sẽ được vớt ra, rửa lại với nước lạnh sau đó vớt ra cho ráo nước.
DƯƠNG KIM
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/banh-trung-den-a49399.html