Cây phượng vốn là hình ảnh quen thuộc gắn liền với ký ức tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở đỏ rực, người ta lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về những buồn vui của khoảng thời gian mình còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Đã bao giờ bạn đứng lại để quan sát cây phượng có những đặc điểm gì hay tò mò vì sao loài cây này lại có cái tên mỹ miều đến thế chưa? Hãy cùng Bear tìm hiểu về phượng và chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp nhất của cây trong bài viết này nhé!
Cây phượng có tên khoa học là Delonix regia hay còn được gọi là cây phượng vĩ, xoan tây, điệp tây. Loài cây có nguồn gốc từ những cánh rừng bạt ngàn ở Madagascar (Đông Phi), sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm.
Phượng vỹ được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19, thường trồng ở những thành phố lớn. Hiện nay, đây là loài cây phổ biến, được trồng để che bóng mát, trang trí hoặc làm cảnh.
Cây phượng rất dễ nhận biết nhờ những đặc điểm sau đây:
- Thân cây: Phượng là loài thân gỗ lớn, vỏ cây màu xám trắng. Chiều cao cây trưởng thành trung bình khoảng 10-20 mét. Tán cây phượng tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc, rất phù hợp để làm bóng mát.
- Hoa phượng: Mùa phượng nở là vào khoảng tháng 4 đến tháng 6. Hoa thường nở thành chùm, mỗi chùm dài 20-50 cm. Hoa phượng có 5 cánh, mép hơi nhăn, gồm 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hoặc đỏ cam và cánh hoa thứ năm mọc thẳng. Cánh hoa này thường lớn hơn so với 4 cánh còn lại và có họa tiết đặc trưng là những đốm màu trắng/vàng hoặc trắng/đỏ.
>>> Xem thêm: Cây xương khỉ là gì?
- Lá cây: Lá phượng là loại lá phức có dạng lông chim kép, có màu xanh lục, mọc đối xứng hai bên. Lá có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên lại mọc dày, xếp khít vào nhau kết hợp cùng cành nhánh mọc xen kẽ giúp tạo nên khoảng râm lớn. Mỗi chiếc lá có chiều dài khoảng 30-50cm và bao gồm 20-40 cặp lá chét sơ cấp. Mỗi lá chét sơ cấp lại được chia thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp.
- Quả phượng: Quả của cây phượng tương đối lớn, có chiều dài trung bình 20-60cm, có màu nâu, dáng thẳng, vỏ gỗ. Hạt phượng cứng, dài, đen như hạt đậu, khi nướng lên có vị khá ngon và bùi.
Trong tiếng Hán, “phượng vỹ” có ý nghĩa là đuôi chim phượng, một loài chim với chiếc đuôi lộng lẫy xuất hiện trong truyền thuyết. Tên gọi này xuất phát từ hình ảnh lá phượng trông tựa như chuôi chim xòe vừa rộng vừa dài. Bên cạnh đó, những chùm hoa phượng đỏ rực còn được ví như đôi cánh của phượng hoàng đang lửa chao lượn trên bầu trời.
Ở Việt Nam, cây phượng đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của bao thế hệ. Không phải là một loài cây xa lạ hay mới mẻ, cây phượng đã kết nối mỗi người với kỷ niệm tuổi học trò bởi sắc phượng đỏ rực chính là lời báo hiệu rằng năm học đã kết thúc. Vì lý do ấy, phượng vỹ đã được gọi với cái tên thân thương “hoa học trò”.
Đặc biệt, cây phượng còn là biểu tượng cho sự anh dũng, kiên cường và tình bạn, gợi nhắc về những kỷ niệm, chia ly và sự trưởng thành ở tuổi học trò.
Cây phượng không chỉ được yêu thích nhờ vẻ đẹp rực rỡ mà còn vì những công dụng sau đây:
- Làm bóng mát: Với tán rộng, lá mọc dày đặc, cây phượng rất được ưa chuộng làm cây bóng mát trồng ở dọc đường đi, công viên, trường học, góc phố…
- Giá trị thẩm mỹ cao: Sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng đã làm nên một vẻ đẹp rất riêng của loài cây này, làm cho không gian bừng sáng sức sống. Nhờ đặc điểm có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao, cây phượng đã xuất hiện không ít lần trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam.
- Làm đồ nội thất: Thân cây phượng được dùng và chế tác như một loại gỗ làm thành các đồ trang trí nội thất, làm ván và đóng hòm…
- Chữa bệnh hiệu quả: Rễ và vỏ của cây phượng có thể dùng để hạ nhiệt, hạ sốt, đầy bụng. Hoa phượng được điều chế làm tinh dầu nước hoa, dầu xoa bóp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, lá cây cũng có dược tính hỗ trợ làm giảm ợ hơi, ợ chua.
Để trồng và chăm sóc cây phượng, bạn chỉ cần lưu ý những điều đơn giản sau:
- Kỹ thuật trồng
Cây phượng thường được nhân giống bằng hạt nên quá trình trồng cây khá dễ dàng và tiện lợi.
- Kỹ thuật chăm sóc
Đất trồng cây
Cây phượng là loài dễ dàng thích nghi với mọi loại đất. Tuy nhiên, loại đất tối ưu nhất là hỗn hợp đất trộn cùng phân hữu cơ, phân xanh hoặc phân hoai mục theo tỷ lệ 80:20.
Nước tưới
Nên tưới cây 1 lần vào buổi sáng hàng ngày khi cây còn nhỏ và 2 lần/ngày khi cây đã lớn hơn. Lưu ý: Khi thời tiết nắng nóng có thể tưới thêm nước nhưng không nên tưới cây vào buổi trưa.
Phân bón
Từ khi cây còn non cho đến khi trưởng thành, có thể dùng phân chuồng ủ mục và phân NPK để bón lót. Khi cây sắp ra hoa thì bón thúc NPK 16-16-8 2 lần/ngày liên tục trong 90 ngày. Trong quá trình bón phân, nên bón cách gốc khoảng 10 - 20cm và tưới nước thường xuyên để phân bón hòa tan và thấm nhanh hơn.
Lưu ý: Mùa đông là giai đoạn cây rụng lá và “ngủ đông” nên không cần phải bón phân.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây phượng vĩ thường bị phá hoại bởi loài sâu ăn lá và sâu đục thân. Do đó, vào thời điểm cây chuẩn bị ra lá non, bạn cần chú ý và kiểm tra thường xuyên để có thể tiến hành phun thuốc kịp thời.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp nhất về cây phượng dưới đây nhé!
Cây phượng vốn là loài cây của ký ức, của kỷ niệm. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng, chăm sóc loài cây này. Tìm hiểu thêm về các loại côn trùng có ích, côn trùng có hại để giúp bạn bảo vệ cây trồng tốt nhất. Nếu bạn yêu thích sắc đỏ của phượng, chần chừ gì mà không gieo hạt và sở hữu cây phượng của riêng mình.
Theo dõi chuyên mục Mẹo hay mỗi ngày của Bear Vietnam để có thêm nhiều thông tin thú vị khác. Đừng quên, Bear có rất nhiều đồ gia dụng thông minh có thiết kế ấn tượng và vô cùng tiện dụng. BẤM VÀO ORDER NOW để xem chi tiết bạn nhé!
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/hoa-phuong-no-khi-nao-a48068.html