Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn Nhất

Một bài tiểu luận hay và trình bày đúng chuẩn sẽ góp phần quan trọng vào trong việc gây ấn tượng cũng như cải thiện điểm số của bạn. Nếu bạn đang loay hoay không biết cách trình bày tiểu luận chuẩn như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc đó.

1. Bài Tiểu Luận Là Gì?

Tiểu luận là một dạng bài viết có tính hệ thống và phân tích sâu về một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu, văn hóa, xã hội hoặc khoa học. Tiểu luận thường có mục đích trình bày và phân tích ý kiến, lập luận và quan điểm cá nhân của người viết về một vấn đề cụ thể. Nó yêu cầu người viết tìm hiểu kỹ lưỡng về chủ đề, thu thập, phân tích thông tin, sau đó đưa ra luận điểm dựa trên bằng chứng và logic hợp lý.

Khái niệm tiểu luận là gì? Cách trình bày tiểu luận như thế nào?
Khái niệm tiểu luận là gì? Cách trình bày tiểu luận như thế nào?

Một tiểu luận thường có cấu trúc gồm: mở đầu (giới thiệu vấn đề và mục đích), phần thân (thảo luận, phân tích, bình luận về vấn đề), và kết luận (tóm tắt ý chính, đưa ra kết quả hoặc nhận định cuối cùng).

Tiểu luận đòi hỏi người viết có khả năng tổ chức thông tin, sử dụng ngôn từ chính xác và trình bày ý kiến một cách logic, rõ ràng. Thông tin được trình bày trong tiểu luận cũng cần có sự tham khảo từ các nguồn tin đáng tin cậy và tuân thủ nguyên tắc về trích dẫn, tham khảo tài liệu đã sử dụng.

Tiểu luận hiện nay được nhiều trường đại học và cao đẳng lựa chọn để kết thúc học phần, tiêu chuẩn cho một bài tiểu luận thường rơi vào 5-20 trang. Còn đối với tiểu luận tốt nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn, khoảng 30-50 trang tùy theo chủ đề mà bạn lựa chọn.

Xem thêm: Thực tập sinh là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với vị trí thực tập sinh

2. Quy Định Chung Về Trình Bày Tiểu Luận

Để đạt điểm cao bạn không những đáp ứng được mặt nội dung mà còn về mặt hình thức. Dưới đây là một số quy định chung về cách trình bày tiểu luận chuẩn.

Lưu ý: Khi viết cần trình bày nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng, súc tích.

Xem thêm: 10 Mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuyên nghiệp nhất

3. Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn

3.1 Bố Cục Bài Tiểu Luận

Mẫu trang bìa tiểu luận
Mẫu trang bìa tiểu luận

Một bài tiểu luận thường được trình bày với bố cụ như sau:

Cấu trúc và yêu cầu về các trang có thể thay đổi tùy theo quy định của trường đại học, khoa, hoặc yêu cầu cụ thể của bài tiểu luận. Vì vậy, bạn cần kiểm tra và tuân thủ cách trình bày tiểu luận theo hướng dẫn của giảng viên hoặc người hướng dẫn.

3.2 Nội Dung Bài Tiểu Luận

Nội dung của tiểu luận cần liên quan chặt chẽ đến đề tài nghiên cứu và mục tiêu đã đặt ra. Khi trình bày tiểu luận, nội dung cần được sắp xếp theo một cấu trúc logic, có liên kết với nhau.

Dưới đây là các chương chính thường có trong một bài tiểu luận.

3.2.1 Chương 1: Mở Đầu

Phần giới thiệu trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và hướng tiếp cận trong tiểu luận. Nó giúp người đọc hiểu về ngữ cảnh và tầm quan trọng của vấn đề.

3.2.2 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết

Phần cơ sở lý thuyết trình bày các khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học và các nghiên cứu trước đó liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nếu nội dung quá dài, bạn cần lựa chọn những lý thuyết chính để đưa vào phần này và đưa các lý thuyết bổ sung vào phần Phụ lục.

3.2.3 Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Phần này trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm cách thu thập dữ liệu, quy trình phân tích, công cụ và kỹ thuật sử dụng. Nó giúp người đọc hiểu cách bạn đã thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu.

3.2.4 Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Đánh Giá

Phần này cung cấp thông tin về các kết quả thu được từ nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Nó giúp người đọc hiểu về những phát hiện chính và ý nghĩa của chúng. Phần này thường đi kèm với việc thảo luận, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đó, đưa ra giải thích và phân tích chi tiết về kết quả.

3.2.5 Chương 5: Kết Luận

Phần kết luận tóm tắt lại ý chính và kết quả của tiểu luận. Đồng thời, nó cũng mô tả một cách ngắn gọn về ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu. Phần kết luận cũng có thể bao gồm đề xuất cho các nghiên cứu tương lai hoặc hướng đi tiếp theo trong lĩnh vực đó.

Xem thêm: Mẫu đơn xác nhận đơn vị thực tập tốt nghiệp 2024

3.3 Phương Pháp Trình Bày Tiểu Luận

Đề mục Cỡ chữ Định dạng Canh lề trang Tên chương 14 In hoa in đậm Giữa Tên tiểu mục mức 1 13 In hoa in đậm Trái Tên tiểu mục mức 2 13 Chữ thường in đậm Trái Tên tiểu mục mức 3 13 Chữ thường, nghiêng Trái Nội dung 13 Normal Đều Tên khóa học 13 Nghiêng Đều Bảng (Table) 12 Normal Trái Chú thích bảng 10 Nghiêng Trái, dưới bảng Tên bảng 11 Đậm Trái, trên bảng Tên hình 11 Đậm Trái, dưới hình Tài liệu tham khảo 11 Xem mục E Chú thích bên dưới

3.4 Đánh Số Trang Cho Bài Tiểu Luận

Lưu ý: Các bạn chỉ nên đánh số tối đa 3 cấp theo quy định mà thôi.

3.5 Quy Định Về Tài Liệu Tham Khảo Trong Bài Tiểu Luận

Việc sắp xếp tài liệu tham khảo logic sẽ giúp bài luận văn trở nên chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là một số trật tự sắp xếp cơ bản.

(1) Tài liệu tham khảo là sách

Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), lần xuất bản (lần xuất bản thứ hai trở đi mới ghi), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên thành phố, có dấu chấm cuối tên).

Ví dụ:

(2) Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo

Ví dụ:

(3) Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet

Trên thực tế, bài luận của bạn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo của bạn lấy từ nguồn Internet bởi ở đó chứa rất nhiều những thông tin gây nhiễu.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sắp xếp bằng cách sau:

Ví dụ:

Bảo Danh, 2022. Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận chuẩn nhất từ A-Z, 26/6/2023.

3.6 Mục Lục Bài Tiểu Luận

Nhìn chung, để trình bày tiểu luận, bạn chỉ cần liệt kê những danh mục quan trọng, thường là những mục lớn và luận điểm chính của từng phần. Sau đó, sắp xếp chúng đúng theo cấu trúc của bài.

Ngoài ra, bạn không nên quá ôm đồm mà trình bày mục lục tiểu luận một cách quá chi tiết. Hãy lựa chọn và sắp xếp những hạng mục mà bạn cho rằng khi nhìn vào đó, thầy cô sẽ nắm được vấn đề và cách triển khai vấn đề của bạn.

Dưới đây là ví dụ về mục lục giúp bạn hiểu hơn về cách trình bày tiểu luận.

Mục Lục Bài Tiểu Luận
Mục Lục Bài Tiểu Luận

Xem thêm: [Hỏi & Đáp] Sinh viên có nên đi thực tập sớm không?

4. Lưu Ý Khi Trình Bày Tuyển Luận

Cần lưu ý điều gì về cách trình bày tiểu luận
Cần lưu ý điều gì về cách trình bày tiểu luận

Hy vọng thông qua bài viết này của JobsGO đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về cách trình bày tiểu luận. Chúc các bạn sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm của mình một cách hoàn hảo và vừa ý nhất nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Bằng Tiếng Anh Trong Tiểu Luận Cần Tuân Thủ Quy Chuẩn Nào?

Hiện nay, các trường đều yêu cầu trích dẫn tài liệu theo quy chuẩn APA đối với hầu hết các ngôn ngữ. Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của giảng viên, bạn nên hỏi kỹ về các yêu cầu trước khi bắt tay vào xây dựng một bài tiểu luận.

2. Các Bước Chọn Đề Tài Cho Bài Tiểu Luận?

Dưới đây là các bước cơ bản để chọn đề tài cho bài tiểu luận:

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/cach-trinh-bay-tieu-luan-a47787.html