Mèo Buồn, Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Cho Mèo

Mèo là loài vật đáng yêu, tinh nghịch nhưng giống như con người chúng cũng có vô vàn trạng thái cảm xúc. Mèo buồn là hiện tượng không hề hiếm gặp, thậm chí nghiêm trọng hơn cả chứng trầm cảm ở người. Cùng bTaskee tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trầm cảm ở mèo nhé!

Nguyên nhân làm cho mèo buồn, trầm cảm

Mèo bị lạc chủ nhân

Những chú mèo “vô gia cư”, bị lạc chủ nhân thường mắc chứng trầm cảm. Việc thay đổi môi trường sống, không còn sự quan tâm, chăm sóc của “con sen cũ” khiến mèo buồn bã, cảm thấy lạc lõng, sợ hãi.

Mèo buồn do mất bạn đồng hành

Mất đi một thành viên trong gia đình luôn là điều khó khăn đối với tất cả mọi người và đối với mèo cũng không ngoại lệ. Khi một thành viên trong gia đình (người hoặc động vật) qua đời hoặc chuyển ra ngoài, mèo của bạn có thể đau buồn, nặng hơn là dẫn đến trầm cảm.

Mặt khác mèo là loài vật giàu tình cảm do đó chúng dễ dàng rơi vào trạng thái trống vắng, buồn bã. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng đây thường chỉ là hành vi tạm thời và một thời gian sau mèo sẽ trở lại bình thường.

Mèo bị trầm cảm do mất bạn đồng hành.
Mèo bị trầm cảm do mất bạn đồng hành.

Do bị xích/nhốt một chỗ quá lâu

Những chú mèo sở hữu nét tính cách đáng yêu, tinh nghịch, thích leo trèo và đuổi bắt. Khi bạn xích chúng cố định ở một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến mèo cảm thấy bí bách, cô đơn, thiếu sự quan tâm và dần trở nên trầm cảm.

Mèo bị bệnh hoặc có chấn thương

Chấn thương hay bệnh tật cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị stress. Các bệnh lý như viêm nhiễm, tiêu chảy, tiểu đường, viêm gan,… có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mèo. Sự khó chịu và đau đớn làm mèo mệt mỏi, buồn bã, chán ăn.

Chấn thương và bệnh tật khiến mèo đau đớn, mệt mỏi, dễ bị mắc trầm cảm.
Chấn thương và bệnh tật khiến mèo đau đớn, mệt mỏi, dễ bị mắc trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết mèo bị trầm cảm, buồn

Tiếng kêu của mèo thay đổi

Khi mèo buồn, chúng thường bộc lộ một số thay đổi về tính cách, thói quen sinh hoạt điển hình là tiếng kêu. Chúng thường kêu to hơn, kêu dài hơn bình thường hoặc phát ra những âm thanh lạ cho thấy sự căng thẳng, buồn bã.

Mèo trầm cảm ngủ nhiều hơn

Mặc dù mèo là loài ham ngủ nhưng việc chúng ngủ quá nhiều cũng là một dấu hiệu cảnh báo chúng mắc chứng trầm cảm.

Trung bình, mèo sẽ ngủ tổng cộng khoảng 16 tiếng/ngày và có một thời gian cố định dành cho việc ngủ nghỉ. Nếu chúng ngủ nhiều hơn, thay đổi thời gian và vị trí ngủ thì khả năng cao con vật đang bị stress.

Mèo bị trầm cảm thường ngủ nhiều hơn 16 tiếng/ngày.
Mèo bị trầm cảm thường ngủ nhiều hơn 16 tiếng/ngày.

Đi tiểu không đúng chỗ

Mèo thường có thói quen đi tiểu đúng vào vị trí đã được bố trí sẵn. Tuy nhiên một số trường hợp mèo thường chọn đi tiểu ở những chỗ khác như khay đựng cát mèo bị bẩn, bị thay đổi hình dạng, kích thước,…

Trong trường hợp khay đựng cát mèo sạch sẽ mà mèo vẫn đi tiểu nơi khác thì có thể là dấu hiệu mèo bị stress.

>> Xem thêm: Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Dễ Thành Công

Mèo chán việc tự chải lông (liếm lông)

Loài mèo là thú cưng khá điệu đà, đỏm dáng và ưa thích chải chuốt, liếm láp bộ lông của chúng. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn phát hiện chú mèo nhà mình lười chải lông, bộ lông trở nên rối mù, khô cứng, xơ xác thì 99% chúng đang bị trầm cảm.

Mẹo không còn tự liếm láp lông là một dấu hiệu phổ biến cho thấy chúng bị trầm cảm.
Mẹo không còn tự liếm láp lông là một dấu hiệu phổ biến cho thấy chúng bị trầm cảm.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm các tiện ích gia đình ngay!

Hay lẩn trốn và thay đổi tính cách

Thêm một dấu hiệu cho thấy mèo bị trầm cảm là chúng hay lẩn trốn và đột nhiên thay đổi tính cách 180 độ.

Thông thường, mèo thường hay lẩn trốn ở một vị trí cố định trong nhà, trong vườn nhưng khi trầm cảm chúng thường ẩn nấp rất kỹ và không để bạn phát hiện. Mèo lặng lẽ hơn, ít hoạt bát và thường tách biệt khỏi hoạt động xã hội hơn.

Ngoài ra, mèo buồn bã có sự bất thường về tính cách, chúng trở nên lầm lì và thay đổi các thói quen sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, có một số trường hợp mèo có thể tự làm tổn thương bản thân, như liếm lông quá mức hoặc tự cắn làm tổn thương da.

Mèo buồn thường lẩn trốn và thay đổi tính cách.
Mèo buồn thường lẩn trốn và thay đổi tính cách.

Mèo bỏ bữa, chán ăn

Mèo bị trầm cảm có thể ăn ít hơn hoặc không ăn gì. Ngược lại, cũng có trường hợp mèo tăng cân do ăn quá nhiều để tự an ủi bản thân. Vì vậy, bạn cần theo dõi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mèo để đánh giá chuẩn xác.

Mèo buồn, trầm cảm thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa.
Mèo buồn, trầm cảm thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa.

Mèo trở nên hung dữ hơn

Mèo có thể trở nên hung dữ và tấn công người hoặc động vật khác trong trường hợp chúng cảm thấy căng thẳng, lo âu hoặc không an toàn. Điều này có thể là một cách để mèo tự bảo vệ mình khi bị stress.

Ngoài ra, khi bị trầm cảm, mèo trở nên khó kiểm soát, không nghe lời chủ. Chúng có thể tấn công và phá hủy đồ vật trong nhà như đồ chơi, ghế sofa hoặc dây điện.

Mèo buồn sẽ cào đồ nhiều hơn

Cào là một hành vi tự nhiên của mèo để bảo vệ và đánh dấu lãnh thổ hoặc mài móng. Tuy nhiên, khi mèo trở nên buồn bã hoặc trầm cảm, chúng có thể tăng cường hành vi cào đồ cùng thái độ khá tức giận. Trong trường hợp này, mèo cào đồ để giải tỏa căng thẳng hoặc cảm xúc tiêu cực.

Mèo trầm cảm thường hung dữ hơn và thường xuyên cào đồ.
Mèo trầm cảm thường hung dữ hơn và thường xuyên cào đồ.

>> Xem thêm: Làm Thế Nào Để Mèo Không Cào Ghế Sofa

Thay đổi địa điểm đi tiểu hoặc thay đổi thói quen trong phòng tắm

Mèo buồn có thể sử dụng mùi hương của chính chúng để cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách đi tiểu ở những nơi không thích hợp hoặc không phải địa điểm mèo thường đi tiểu, đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mèo nhà bạn đang gặp vấn đề về tính cách.

Có thể dễ nhận biết hơn là mèo đi tiểu ở những khu vực có giá trị cao như phòng ngủ của bạn hoặc những nơi có mùi hương của thú cưng đã qua đời hoặc người chủ mất tích để lan tỏa mùi hương của chúng. Ngoài ra, nếu mèo của bạn làm bẩn bên ngoài hộp chất độn chuồng cũng là một dấu hiệu.

Cách xử lý khi mèo buồn, bị trầm cảm

Dành thời gian chơi đùa với mèo

Mèo bị stress đa phần đến từ việc thiếu sự quan tâm của người chủ. Vì thế, tương tác và chơi đùa với mèo có thể giúp cải thiện tâm trạng của chúng. Bạn nên dành thời gian chơi đùa, vuốt ve, âu yếm, chải lông mèo để giúp giảm căng thẳng và tạo ra môi trường vui vẻ cho thú cưng.

Dành nhiều thời gian chơi đùa với mèo để khắc phục chứng trầm cảm của con vật.
Dành nhiều thời gian chơi đùa với mèo để khắc phục chứng trầm cảm của con vật.

Nuôi thêm một con vật hoạt bát để chơi với mèo

Trong một số trường hợp, nếu bạn không có nhiều thời gian chơi đùa với mèo thì có thể nghĩ đến phương án nuôi thêm một con vật khác như mèo hoặc chó có tính cách hòa đồng, hoạt bát.

Việc có thêm một hoặc một vài người bạn sẽ làm cho mèo cảm thấy không cô đơn và tăng cường hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng các loại vật nuôi trong nhà hòa hợp với nhau, không xảy ra xung đột.

Nuôi thêm một vài chú mèo, chó đáng yêu bầu bạn sẽ khiến mèo vui vẻ, hoạt bát hơn.
Nuôi thêm một vài chú mèo, chó đáng yêu bầu bạn sẽ khiến mèo vui vẻ, hoạt bát hơn.

Cho mèo dùng catnip

Catnip (Nepeta Cataria) hay cỏ mèo khô được xem như một loại “cần sa” của loài mèo, gây ra phản ứng kích thích, ảo giác vui vẻ cho con vật. Loại cỏ khô này có tác dụng trong thời gian ngắn, từ 10 - 15 phút và không gây ra dị ứng hay các tác dụng phụ không mong muốn cho cả mèo và người.

Tuy nhiên, không phải con mèo nào cũng phản ứng tích cực với catnip. Vì vậy, trước khi sử dụng thường xuyên, bạn nên kiểm tra xem mèo của bạn có thật sự thích dùng cỏ khô hay không.

Sử dụng catnip hợp lý giúp hạn chế chứng trầm cảm ở mèo.
Sử dụng catnip hợp lý giúp hạn chế chứng trầm cảm ở mèo.

Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y

Trong trường hợp đã áp dụng các cách ở trên nhưng dấu hiệu trầm cảm của mèo không thuyên giảm thì bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ thú ý để kiểm tra. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp chữa trị, khắc phục chứng trầm cảm cho con vật.

Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y là cách hiệu quả nhất để chữa trị bệnh trầm cảm.
Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y là cách hiệu quả nhất để chữa trị bệnh trầm cảm.

Như vậy, bTaskee vừa cùng bạn tìm hiểu từ A - Z những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mèo buồn, bị trầm cảm. Hy vọng rằng những kiến thức, mẹo hay chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc, nuôi dưỡng mèo luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/meo-co-don-a47353.html