Block nhĩ thất độ 3 là mức độ nặng nhất trong các dạng block nhĩ thất, có nguy cơ cao ngừng tâm thất và đột tử do tim. Do đó, cần được cấp cứu điều trị kịp thời.
Block nhĩ thất độ 3 (Block av độ 3) còn gọi là block tim hoàn toàn, là tình trạng mất chức năng bình thường của đường dẫn điện tim nối nút xoang nhĩ và tâm thất, tâm nhĩ và tâm thất mất liên lạc hoàn toàn. Khi không có sự dẫn truyền qua nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ không thể hoạt động để kiểm soát nhịp tim và cung lượng tim có thể giảm thứ phát do mất phối hợp giữa tâm nhĩ và tâm thất. Hầu hết bệnh nhân cần máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến block nhĩ thất độ 3 tượng tự như block nhĩ thất độ 1 và block nhĩ thất độ 2. Những nguyên nhân quan trọng gây block nhĩ thất độ 3 (1) bao gồm:
Sự thoái hóa dần của hệ thống dẫn điện tim có thể dẫn đến block nhĩ thất độ 1, 2, block nhánh bó hoặc block hai nhánh, cuối cùng đi đến block nhĩ thất độ 3. Cứ 600 người trên 65 tuổi thì có 1 người có bất thường dẫn truyền trên thất mỗi năm. (2)
Block nhĩ thất có thể xảy ra sau phẫu thuật tim hở, đốt cồn vách liên thất và can thiệp mạch vành qua da. Sau phẫu thuật van động mạch chủ, block nhĩ thất độ 3 thường gặp hơn ở bệnh nhân nữ và những người bị vôi hóa vòng van.
Các bệnh về tim mạch gây tổn thương cơ tim dẫn đến block nhĩ thất độ 3 như: viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh tim thâm nhiễm, block nhĩ thất bẩm sinh, bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ…
Khoảng 5-10% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thành dưới sẽ phát triển block nhĩ thất độ 3, tình trạng này có thể thuyên giảm trong vòng 2-48 giờ. Block nhĩ thất độ 3 sau nhồi máu cơ tim cấp tính là rất hiếm, có thể đi kèm với tắc động mạch vành phải và hầu hết sẽ hết sau khi tái thông mạch máu.
Những bất thường ở van tim có thể ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim nhịp tim như hẹp van tim, hở van tim hoặc vừa hẹp vừa hở van tim. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu mà cơ thể cần khiến cơ tim dày lên hoặc bị giãn, làm cho tim to ra. Lâu ngày làm giảm khả năng co bóp của tim và dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim.
Hormon tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch bằng một số cơ chế trực tiếp và gián tiếp. Hormone có tác dụng trực tiếp tăng co bóp, điều hòa nhịp tim. Người bệnh bị suy giáp sẽ có các triệu chứng khác nhau trong đó có thể gặp tình trạng khó thở và không dung nạp khi gắng sức do rối loạn chức năng cơ xương, nhịp tim chậm với block nhĩ thất…
Bệnh Lyme tiến triển nặng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm khớp mãn tính, các triệu chứng thần kinh, khiếm khuyết về nhận thức, nhịp tim bất thường trong block nhĩ thất độ 3.
Một số bệnh tự miễn có thể dẫn đến block nhĩ thất độ 3 như bệnh Lupus ở người mẹ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị block tim hoàn toàn.
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, nguy cơ gây block nhĩ thất độ 3 như thuốc chống loạn nhịp tim, digoxin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta…
Bệnh nhân bị block nhĩ thất độ 3 có thể có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Hiếm khi bệnh nhân không có triệu chứng. Thông thường, người bệnh có các biểu hiện như: mệt mỏi toàn thân, đau ngực, khó thở, tiền ngất hoặc ngất. Bệnh nhân bị block nhĩ thất hoàn toàn kèm theo nhồi máu cơ tim cấp thường có triệu chứng thiếu máu cục bộ như đau ngực hoặc khó thở.
Người bệnh có nhịp tim dưới 40 nhịp/phút có thể xuất hiện các triệu chứng như đổ nhiều mồ hôi, thở nhanh, co rút, da lạnh, lo lắng, giảm khả năng đổ đầy mao mạch.
Block nhĩ thất khá phổ biến nhưng block nhĩ thất độ 3 lại tương đối hiếm, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 0,02-0,04%. Thống kê cho thấy, tỷ lệ bị block nhĩ thất độ 3 ở bệnh nhân đái tháo đường là 1,1% và ở bệnh nhân tăng huyết áp là 0.6%.
Block nhĩ thất độ 3 là tình trạng nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị sớm vì bệnh có thể gây mất ý thức đột ngột, ngừng tim đột ngột, đe dọa đến tính mạng.
Các biến chứng của block nhĩ thất độ 3 thường phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3, tín hiệu điện truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất bị ngắt hoàn toàn, nút xoang nhĩ không thể tạo ra tín hiệu điện để kiểm soát nhịp tim khiến tim đập rất chậm hoặc không đập.
Block nhĩ thất độ 3 có thể làm giảm cung lượng tim, khiến lượng máu được tim bơm đi không đủ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh nhân có thể bị mất ý thức đột ngột, ngất do nhịp tim rất chậm. Do đó, dễ bị ngã và chấn thương đầu.
Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 có thể bị ngừng tim đột ngột do nhịp tim chậm và cung lượng tim giảm. Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu nhanh chóng.
Block nhĩ thất độ 3 thường được chẩn đoán trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo, đặc trưng bởi sự phân ly nhĩ thất hoàn toàn với nhịp nhĩ nhanh hơn nhịp thất. Tùy thuộc vào vị trí của block, phức hợp QRS có thể là hình thái hẹp hoặc hình thái rộng. Xét nghiệm điện tâm đồ lặp lại hoặc dải nhịp dài hơn sẽ giúp bác sĩ có đánh giá chính xác hơn về block nhĩ thất độ 3. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu để đánh giá các bệnh lý đi kèm.
Tiên lượng của block nhĩ thất độ 3 có thể tùy thuộc vào bệnh lý tiềm ẩn và mức độ nghiêm trọng của block tim hoàn toàn. Bệnh được xem là có dấu hiệu tiên lượng xấu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Sự xuất hiện của block nhĩ thất độ 3 làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành trước có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân nhồi máu cơ thành sau.
Atropine thường được sử dụng như phương pháp điều trị đầu tiên cho block tim độ 3, nhưng không hiệu quả ở những bệnh nhân đã được ghép tim. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng như epinephrine hoặc dopamine có tác dụng điều hòa nhịp tim tích cực và có thể làm tăng nhịp tim.
Thông thường, bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Đối với máy tạo nhịp tim tạm thời, nên được duy trì trong thời gian ngắn nhất để tránh nguy cơ nhiễm trùng, huyết khối và nguy cơ thủng tim. Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 nên được đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. (3)
Để ngăn ngừa tiến triển block nhĩ thất độ 3, người bệnh nên chú ý nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc block nhĩ thất độ 3 như đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 nên được điều trị tại khoa cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt. Trong và sau quá trình ổn định, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ điều trị, nhân viên y tế để theo dõi chặt chẽ và can thiệp nhanh chóng nếu tình trạng lâm sàng thay đổi.
Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Đồng thời, thực hiện tái khám đúng định kỳ để bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, phát hiện sớm những thay đổi trên điện tim và có hướng xử trí kịp thời. Song song với đó, người bệnh nên có sự điều chỉnh phù hợp trong lối sống như sau:
Khi thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bất thường hệ thống điện tim như block nhĩ thất độ 3, người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Tim mạch để điều trị hiệu quả. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ nhiều người lựa chọn đến để thăm khám và điều trị các bệnh về tim mạch, trong đó có block nhĩ thất độ 3. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch, hệ thống máy móc, kỹ thuật hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Bệnh block nhĩ độ 3 là mức độ nguy hiểm, cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để giúp việc điều trị có hiệu quả nhất.
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/top-3-cung-hoang-dao-nguy-hiem-nhat-a44534.html