Điểm danh các loại cá da trơn phổ biến ở Việt Nam

Cá da trơn là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Là một người thích ăn cá bạn có tự tin là mình biết được hết các loại cá da trơn không? Hôm nay, sẽ giới thiệu đến bạn các loài cá da trơn phổ biến ở Việt Nam nhé.

1Cá da trơn là cá gì?

là một bộ thuộc nhóm cá xương, đặc điểm chung của chúng là không có vảy và da rất trơn. Chúng sống rải rác từ châu Á sang châu Âu, người ta dựa vào đặc điểm của hộp sọ và bong bóng để phân biệt bộ cá này.

Cá da trơn là cá gì?Cá da trơn là cá gì?

Trong kinh tế, cá da trơn là một trong trong những nguồn mang lại kinh tế đáng kể từ việc chăn nuôi để làm thực phẩm và phục vụ cho bộ môn câu cá thể thao.

Tại Việt Nam, cá da trơn rất đa dạng về số lượng và chủng loại, tiêu biểu phải kể đến như: Cá tra, cá basa, cá bông lau, cá ngát,... và thường được chế biến thành các món kho, món canh hoặc món lẩu. Sở dĩ được ưa chuộng là vì chúng có giá cả phải chăng, mùi vị khá ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

2Các loại cá da trơn

Cá ngát

Cá ngátCá ngát

Cá ngát là loại cá da trơn với phần đầu to, có 4 râu. Phần đuôi của loài cá này có hình dạng giống như đuôi lươn, nhọn hoặc tù ở đầu. Điểm đáng lưu ý là ở một số loài cá ngát sẽ có nọc độc ở gai, khi đâm vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho con người.

Hiện nay, loài cá này cũng được con người khai thác và sử dụng làm thức ăn và là nguồn kinh tế khá đáng kể nhất là đối với các nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cá tra

Cá traCá tra

Cá tra là loại cá da trơn vô cùng phổ biến ở Việt Nam, đặc điểm nhận dạng của chúng là phần đầu khá to, bẹt ra theo chiều ngang. Phần miệng rộng, thân trên có màu xám còn thân dưới có màu đen.

Cá tra chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ và sống trong khoảng nhiệt độ từ 15 độ C đến tối đa 39 độ C. Phần thịt cá có màu hồng đỏ chúng được chế biến thành nhiều món ăn trong đó có món khô cá tra vô cùng thơm ngon.

Cá trê

Cá trêCá trê

Cá trê được chia thành 4 loại là cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê lai và các trê phi. Đặc điểm chung của chúng là sống ở vùng nước ngọt, quanh các ao, hồ,... Chúng có phần miệng to, đôi mắt nhỏ và có 4 râu. Cá trên thường có màu nâu vàng, xám hoặc đen tùy theo từng loại. Chúng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, chất béo, các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Cá kèo

Cá kèoCá kèo

Cá kèo có đặc điểm là phần thân dài hình trụ và phần đuôi dẹp về phía sau. Phần thân trên có màu đen trong khi phần thân dưới có màu hơi vàng. Miệng cá có nhiều răng, mắt nhỏ và nằm sát đỉnh đầu. Trong chế biến món ăn, cá kèo thường được chế biến thành các món lẩu, canh và khô cá kèo.

Cá basa

Cá basaCá basa

Đặc trưng của loài cá này là phần đầu ngắn, dẹp, miệng và mắt lệch nhau. Phần thân cá phình to và dẹp sang hai bên. Phần thân trên có màu xanh nâu, phần thân dưới có màu trắng. Cá basa được ưa chuộng trong chế biến món ăn bởi các thớ thịt nhỏ và đều dễ tách xương và giàu giá trị dinh dưỡng.

Cá chạch

Cá chạchCá chạch

Cá chạch sinh sống chủ yếu ở các vùng nước ngọt hoặc nước lợ. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp và An Giang. Loài cá này thường có kích thước khoảng 1 gang tay, phần bụng mập và phần đầu nhọn. Chúng được chia làm 3 loại là cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Trong đó cá chạch cơm chiếm số lượng nhiều nhất.

Cá hú

Cá húCá hú

Cá hú là loại cá khá quen thuộc trong những món ăn ở Việt Nam. Loài cá này có phần thân thon dài, phần lườn bụng tròn. Cá hú có phần lưng trên màu đen xám, phần bụng dưới màu trắng sữa. Chúng được chế biến thành các món ăn như canh chua, lẩu,... với hương vị vô cùng ngon miệng.

Cá bông lau

Cá bông lauCá bông lau

Cá bông lau sống ở môi trường nước lợ gần các cửa biển, nơi mà nước ngọt và nước mặn hòa với nhau. Vào mùa sinh sản chúng thường di trú đến vùng nước ngọt thuộc sông Mê Kông. Cá bông lau có phần lưng màu xanh lá, phần bụng màu trắng, vây cá hơi vàng.

Cá nheo

Cá nheoCá nheo

Cá nheo có phần đầu hơi dẹp, có tổng cộng 6 râu, kích thước đạt trung bình từ 8cm đến 3m. Chúng có các loại khác nhau như: cá nheo châu u, cá nheo Aristotle, cá nheo sông Amur,... Khác với các loại cá khác, cá nheo thường được sử dụng để làm cảnh nhiều hơn là ăn thịt.

Cá vồ

Cá vồCá vồ

Cá vồ có phần đầu dẹp, kích thước to nhỏ tùy loại. Phần thân cá dài và dẹp dần ra phía sau. Phần răng cá nhỏ và có tổng cộng 4 râu và cũng thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Cá chình

Cá chìnhCá chình

Cá chình là loài cá ngày càng trở nên khan hiếm do việc đánh bắt một cách quá ồ ạt. Loài cá chình có phần thân màu đen, thân hình tròn và dài tầm 40 - 50cm. Thịt cá thơm, ngon, chứa nhiều đạm và chất dinh dưỡng.

Lươn

LươnLươn

Những cá thể lươn có chiều dài trung bình khoảng 20 - 40cm, cá biệt có những con dài đến 1m. Thân hình trụ, thuôn dài, vây lưng nối liền với vây đuôi và vây hậu môn. Ngày nay, người ta khai thác lươn nhiều bởi những giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Cá trèn

Cá trènCá trèn

Xuất hiện nhiều ở vùng cửa sông Cửu Long nhất là vùng sông Tiền và sông Hậu. Loài cá trèn có phần thân cong xuống, được đánh giá là có phần thịt thơm ngon, ngọt và béo.

Cá chốt

Cá chốtCá chốt

Cá chốt ở Việt Nam phổ biến có ba loại là cá chốt sọc, cá chốt trâu và cá chốt giấy. Cá chốt giấy có thân dẹp, đầu nhỏ, mõm tù và có 4 đôi râu trong khi cá chốt sọc có thân xám, và 3 sọc đen trên thân chạy sọc từ sau nắp đến cuống đuôi.

Cá lăng

Cá lăngCá lăng

Cá lăng là cá ưa nước ngọt nước lợ, cá sống tập trung ở những vùng nước như ao, hồ, nơi có nhiều phù sa. Cá lăng có thân thon dài phủ một lớp nhớt trơn và chỉ có 1 vây lưng và các vây mỡ xung quanh.

Cá dứa

Cá dứaCá dứa

Loài cá này đóng góp rất lớn vào nền nông nghiệp của một số tỉnh Việt Nam. Phần thịt cá được đánh giá là ngọt, chắc và béo. Cá được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon trong đó có món khô.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cá chẽm là cá gì? Có bao nhiêu loại cá chẽm?

>>Ăn cá đồng hay cá biển tốt hơn?

>>Có nên ăn nhiều mỡ cá?

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/cac-loai-ca-da-tron-o-viet-nam-a38760.html