Phân biệt các loại bánh su kem trên thế giới cho các tín đồ hảo ngọt

1. Cream puff/Choux à la crème - Bánh su kem tròn truyền thống

Bánh ngọt Cream puff hoặc Choux à la crème là tên tiếng Pháp của món bánh này, hay món bánh còn được biết với cái tên gần gũi hơn đó bánh su kem. Bánh do đầu bếp trưởng của triều đình Caterina de 'Medici thực hiện vào khoảng thế kỷ 14. Nhưng mãi đến thế kỷ 19, Antoine Carême mới hoàn thiện công thức làm bánh ngọt choux (bánh su) và được sử dụng đến ngày nay.

Qua nhiều năm, nên bánh su kem đã có nhiều biến thể trong công thức như Profiteroles, Chouquettes, Swan Pâte à Choux,... Thế nhưng tiêu chuẩn đầu tiên của món bánh su kem đó là vỏ bánh phải giòn và phần ruột bên trong rỗng để có thể bơm nhân vào bên trong.

Cream puff/Choux à la crème

Đặc điểm của Profiteroles là dạng bánh tròn, to khoảng 4 - 6cm, có nhân kem tươi bên trong hoặc nhân custard. Đặc biệt với món bánh Profiteroles thường sẽ dùng lạnh và được phủ (hoặc nhúng) một lớp socola mỏng lên trên.

bánh Profiteroles

Còn về bánh Chouquettes, có hình dạng tròn được phủ hạt đường bên ngoài. Món bánh này thường dễ bị nhầm lẫn với bánh Profiteroles do cả 2 đều có dạng hình tròn. Tuy nhiên bánh Chouquettes sẽ dùng nóng, vỏ giòn và bên trong bánh rỗng, không có nhân kem.

bánh Chouquettes

Bánh Swan Pâte à Choux là một biến thể cầu kì hơn cho món bánh su khi mà hình dáng của bánh sẽ có hình thiên nga (Swan), và được nướng với lớp vỏ giòn, có nhân kem hoặc nhân custard bên trong.

Bánh Swan Pâte à Choux

2. Eclair/Éclair - Bánh su kem dài

Bánh Éclair/ Eclair ra đời từ thế kỷ 19 tại Pháp và được gọi là pain à la duchesse (bánh mì nữ ​​công tước). Bánh Éclairs được làm lần đầu bởi một đầu bếp Pháp tên là Antonin Carême.

Đặc điểm của loại bánh này là sẽ được nhào nặn từ bột nhào choux (bột nhào làm bánh su kem). Lớp cũng sẽ được giòn, nở phồng sau khi nướng, bên trong bánh rỗng và sẽ được bơm nhân (nhân kem trứng hoặc nhân kem đánh,..) vào sau khi bánh nguội. Khi được phục vụ, bánh sẽ được dùng lạnh và rưới thêm socola hoặc glaze trái cây lên bề mặt bánh.

eclair glaze trái cây

Tuy nhiên bánh Esclair đặc biệt ở chỗ, thay vì bánh được làm theo dạng hình tròn thì bánh sẽ được để trong khuôn có hình thuôn dài khoảng 7 - 10cm.

Bánh Éclair/ Eclair

3. Craquelin - Bánh su kem vỏ giòn

Về nguồn gốc của món bánh Craquelin, thì hiện không rõ về lịch sử hay người đầu tiên làm ra món bánh này. Tuy nhiên, nếu bạn cũng là một tín đồ hảo ngọt của các món bánh Nhật Bản thì bạn sẽ nhận thấy rằng nét tương đồng của bánh Craquelin với lớp vỏ xù giống với bánh Melon Pan của Nhật.

Craquelin là phần bột được làm từ bột mì, đường và bơ, bánh khi được nhồi đều thành các khối thì sẽ cán mỏng ra. Sau đó cấp đông rồi cắt thành những khoanh tròn đều nhau. Cuối cùng, sẽ sử những phần này để đặt lên trên phần pâte à choux (bột bánh su) sau khi tạo hình sau đó đem nướng.

lớp bột craquelin

Đặc biệt vì được làm từ nguyên liệu bơ và đường nên bánh sau khi nguội và bơm nhân kem vào thì vẫn giữ được độ giòn lâu hơn so với các loại bánh su kem truyền thống.

bánh Craquelin

4. Paris Brest

Loại bánh này được sáng tạo vào năm 1891 để kỉ niệm cuộc đua xe đạp từ Paris đến Brest, chính vì vậy chiếc bánh Paris Brest có dạng vòng tròn hình bánh xe như một loại bánh để kỷ niệm cho cuộc đua này.

Paris Brest gồm phần vỏ bánh có cấu trúc tương tự vỏ bánh su kem truyền thống. Tuy nhiên thay vì nhân bánh sẽ được bơm vào bên trong bánh thì nhân của bánh Paris Brest sẽ được kẹp lại giữa 2 lớp vỏ tròn để trông giống hình bánh xe hơn.

Nhân bên trong thường là nhân custard, kem phô mai, kem đánh bông,... với đủ hương vị. Bên ngoài của bánh thì sẽ được phủ đường bột, hạnh nhân, hạt phỉ ở bên ngoài để món bánh vừa thơm ngon, vừa đẹp mắt.

Paris Brest

5. Saint honoré

Bánh Saint Honoré, còn được gọi là bánh St. Honoratus, bánh được đặt theo tên của vị thánh bảo trợ của các nhà bếp và các đầu bếp làm bánh ngọt. Món bánh này được làm ra vào năm 1847 tại tiệm bánh Chiboust trên con phố Rue Saint-Honoré ở Paris.

Các món bánh, tráng miệng ở Pháp luôn rất nổi tiếng với độ cầu kỳ, tỉ mỉ cho từng chiếc bánh. Cũng chính vì thế, mà không nói ngoa khi chỉ cần nhìn vào chiếc bánh Saint Honoré là bạn sẽ thấy được sự tinh xảo của món bánh với nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau vô cùng đẹp mắt.

Ở dưới để bánh, họ sử dụng loại bột ngàn lớp để tạo độ xốp cho món bánh. Trên lớp bột ngàn lớp đó sẽ là những chiếc bánh su kem nhỏ nhỏ với nhân kem trứng hoặc nhân kem tươi với nhiều hương vị bên trong nhân bánh su. Cuối cùng chiếc bánh sẽ được kết nối lại với nhau bằng lớp kem đánh bông ở giữa.

Bánh Saint Honoré

6. Croquembouche

Trong tất cả các phiên bản của bánh su kem thì Croquebouche là phiên bản hoàng tráng cũng như kì công trong các chế biến, trình bày món bánh nhất.

Bánh Croquembouche hay còn gọi là Croque en bouche. Món bánh này là một đầu bếp Pháp tên Antonin Carême vào năm 1815.

Món bánh được làm từ những chiếc su kem nhỏ được bơm đầy phần nhân bên trong. Sau đó sẽ nhúng một ít sốt caramel chảy để cố định phần bánh trong lúc xếp chồng lên nhau như tòa tháp. Cuối cùng lượng caramel còn lại sẽ được rưới từ trên xuống dưới quanh tòa tháp.

Có lẽ cũng chính vì độ hoành tráng, cầu kỳ trong cách trang trí bánh mà món bánh thường dùng trong các lễ cưới, lễ rước lễ đầu tiên, lễ rửa tổi ở Pháp và Ý.

Croquembouche

Tham khảo một số lò nướng đang kinh doanh tại Điện máy XANH để làm bánh dễ dàng và ngon hơn nhé:

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt các loại bánh su kem trên thế giới, cũng như biết được thêm tên gọi và cách làm của các bánh su kem này. Đừng quên ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để biết thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/banh-su-kem-a38368.html