Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp: Hướng dẫn chăm sóc đúng và lưu ý

Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp do ung thư, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sự hồi phục tốt nhất và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại ung thư vẫn còn tiếp tục ngay cả sau khi đã phẫu thuật thành công. Thực tế, bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp vẫn có thể được xạ trị hoặc hóa trị nhằm loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần chú ý điều gì?

sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tình trạng sức khỏe ban đầu của bệnh nhân, và liệu pháp hỗ trợ sau phẫu thuật: (1)

Xem thêm: 12 biến chứng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nguy hiểm, cần lưu ý.

chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Mức độ phục hồi sức khỏe ở bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Ngoài ra, một số thay đổi xuất hiện sau khi phẫu thuật có thể kể đến như: (2)

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp giúp phục hồi nhanh

Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần được chăm sóc đầy đủ, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, hồi phục sức khỏe. Một số lưu ý sau mổ K giáp bệnh nhân và gia đình nên chú ý như: (2)

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách.

sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn thức ăn mềm
Ưu tiên các món ăn được nấu kỹ, mềm, dạng lỏng sệt để hỗ trợ quá trình nhai nuốt dễ dàng.

Trở lại cuộc sống hàng ngày sau mổ ung thư tuyến giáp

Thông thường, bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường mất 2-3 tuần để có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể sẽ đối mặt với các triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm, giảm tập trung và trí nhớ, tăng cân không rõ nguyên nhân, táo bón, co rút cơ, đau nhức xương khớp. Đối với bệnh nhân nữ, tình trạng rong kinh, giảm ham muốn tình dục, hoặc rối loạn chu kỳ có thể xảy ra do ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe và điều trị. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ Sản Phụ khoa là quan trọng để xác định và điều trị các vấn đề này.

Việc uống thuốc thay thế tuyến giáp (thyroxine) sau phẫu thuật là rất quan trọng để duy trì cân bằng hormone trong cơ thể. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hormone trong máu thường xuyên và có những điều chỉnh liều lượng thuốc thay thế hormone phù hợp cho đến khi từng cá nhân cảm thấy thoải mái, không còn các triệu chứng mất cân bằng nội tiết. (4)

Những điều trị cần thiết sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, ngoài sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm,… trong thời gian 7-10 ngày sau mổ, bác sĩ có thể bổ sung canxi bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch giúp ngăn ngừa hạ canxi huyết.

Bệnh nhân cũng cần điều trị bằng các phương pháp bổ sung khác để loại bỏ triệt để các tế bào ung thư còn sót lại, duy trì nồng độ hormone tuyến giáp cho cơ thể. BS.CKI Trần Quốc Hoài cho biết, một số lựa chọn điều trị phổ biến áp dụng cho bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp như:

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật, lượng hormone tuyến giáp dự trữ trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn nên bệnh nhân cảm thấy bình thường. Tuy nhiên liều lượng bổ sung hormone có thể tăng liều lượng qua thời gian theo chỉ định của bác sĩ trên từng thể trạng. Bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ ung thư tuyến giáp cần uống bổ sung hormone suốt đời.

nên tái khám sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Bệnh sau sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần tái khám định kỳ.

Theo dõi bệnh tái phát sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Mặc dù phẫu thuật có thể đánh giá thành công, tuy nhiên bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau mổ vẫn cần theo dõi sát sao nhằm có hướng xử trí phù hợp trong tình huống ung thư tái phát. Do đó sau điều trị, bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong lần tái khám, bác sĩ có thể thăm hỏi người bệnh về các triệu chứng, đồng thời xét nghiệm máu hoặc thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, xạ hình.

Việc theo dõi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp không chỉ đánh giá nguy cơ ung thư tái phát mà còn giúp đánh giá các tác dụng phụ xảy đến từng trường hợp bệnh. Thực tế, phương pháp điều trị ung thư nào cũng có thể để lại tác dụng phụ.

Vậy bệnh nhân cần làm gì để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển hoặc tái phát?

Bệnh nhân cần thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn phù hợp với thể trạng của bản thân. Đồng thời, lên kế hoạch tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng lý tưởng, tránh hút thuốc và các thức uống chứa cồn, nước ngọt có ga… Những thay đổi này có tác động tích cực đối với sức khỏe chung, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp tái phát trong tương lai.

Đến nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất và các thảo dược… đều chưa được chứng minh có khả năng hạn chế nguy cơ ung thư quay trở lại. Do đó, việc sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào cần được thông báo đến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, tránh những sản phẩm có thể gây hại.

Phát hiện sớm ung thư, điều trị kịp thời và hiệu quả là việc quan trọng và cần thiết. Để thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin:

Hầu hết bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng phục hồi khả quan. Ung thư tuyến giáp tiến triển khá chậm, tuy nhiên bệnh cũng có thể tái phát sau 10-20 năm. Do đó, bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần thăm khám định kỳ, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ và tập thể dục… giúp hạn chế nguy cơ ung thư quay trở lại.

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/sau-mo-tuyen-giap-nen-an-gi-a35590.html