Mầm đậu nành là gì? Có tác dụng gì và cách làm bột đậu nành

1. Mầm đậu nành là gì? Có tác dụng gì?

Mầm đậu nành là gì?

Mầm đậu nành là hạt đậu nành nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm, phần thân khá mềm và mọng nước. Mầm đậu nành thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu nành tức đậu tương nên còn được gọi là giá đỗ từ đậu tương, là món ăn vô cùng bổ dưỡng và tươi ngon.

Mầm đậu nành hay đậu nành mọc mầm non còn được các chuyên gia sức khỏe đánh giá rằng chúng có nhiều dưỡng chất và tốt hơn đậu nành chưa mọc mầm cũng như các chế phẩm từ hạt đậu nành.

Mầm đậu nành

Tác dụng của mầm đậu nành

Mầm đậu nành giàu chất đạm, isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, carbohydrate phức hợp, chất xơ và các khoáng chất có lợi cho con người.

Trong đấy isoflavones còn được gọi là nội tiết tố nữ thực vật hay estrogen thực vật, phytoestrogen, có tác dụng giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu và duy trì các chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh.

Ngoài ra, phytoestrogen trong mầm đậu nành còn được chứng minh không phá vỡ chức năng nội tiết, có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó, với chiết xuất chứa nhiều Vitammin E, tinh bột được sản xuất từ mầm đậu nành có vai trò lớn trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như sạm nám, giúp làm đẹp da.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung thêm các bột mầm đậu nành trong cuộc sống hàng ngày, kết hợp với một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm 80% nguy cơ tim mạch.

Mầm đậu nành mang đến nhiều công dụng

2. Cách làm bột mầm đậu nành đơn giản tại nhà

Nguyên liệu:

Dụng cụ: Rổ hoặc hũ để đựng, khăn bông sạch,...

Các bước làm bột mầm đậu nành

Bước 1: Sơ chế đậu nành

Loại bỏ sạn cát và bụi bẩn khỏi hạt đậu nành.

Ngâm đậu nành trong nước

Bước 2: Ủ đậu mọc mầm.

Lấy rổ ra, lót một chiếc khăn ẩm dưới đáy rổ, rồi trải một lớp đậu mỏng, sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm lên trên.

Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm được 1 - 2cm. Khi hạt đã nảy mầm, đem đãi vỏ.

Đậu mọc mầm được 1-2cm

Bước 3: Sấy khô mầm đậu nành

Đem đậu mọc mầm đi rửa thật sạch, sấy khô bằng lò nướng hoặc phơi nắng (4 - 7 ngày). Sau khi phơi khô, đem đậu mầm đi rang chín.

sấy khô mầm đậu nành

Bước 4: Xay mịn thành bột.

Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng trong khoảng 5 tháng.

Nghiền bột đậu nành

Bước 5: Thành phẩm

Đối với mầm đậu nành, bạn có thể sử dụng chúng như một loại rau để cho vào các món canh chân giò, canh xương, canh thịt băm,… hay làm các món xào.

Xay mịn thành bột

3. Một số lưu ý khi sử dụng bột mầm đậu nành

Mầm đậu nành tuy lành tính và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mầm đậu nành lại kỵ với một số thực phẩm, do đó cần lưu ý khi kết hợp mầm đậu nành với các thực phẩm sau:

Lưu ý khi sử dụng bột mầm đậu nành

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành để đảm bảo cho sức khỏe như:

4. Một số lưu ý khi bảo quản bột mầm đậu nành

Để bảo quản tốt nhất cho bột mầm đậu nành tự làm tại nhà, bạn nên thực hiện theo các cách sau:

Bài viết bên trên đã hướng dẫn cho các bạn cách tự làm bột mầm tai nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công trong việc tự làm bột mầm đậu nành tại nhà nhé!

Nguồn tham khảo tổng hợp từ Thảo Mộc Vàng và RaoVat49

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/cach-lam-mam-dau-nanh-a35463.html