(ĐSPL) - Quan sát kĩ các bộ phận trên cơ thể con cá chúng ta sẽ dễu dàng nhận biết được cá đó có bị nhiễm độc hay không?
Thời gian vừa qua sự việc hàng loạt cá bị nhiễm độc chết hàng loạt tại khu vực biển miền trung do nhiễm độc đã gây xôn xao dự luận và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý mọi người khi lựa chọn cá biển trong thực đơn bữa ăn của gia đình mình.
Nhất là khi có thông tin cá chết dọc bờ biển Quảng Bình được người dân thu gom bán cho thương lái. Những con cá chết nhiễm độc này sẽ đi về đâu?
Không nên dùng cá chết vào bất cứ mục đích gì
Thông tin trên báo Tuổi trẻ, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương cho biết không có cách gì để loại bỏ độc tố trong những con cá chết do nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng hoặc chất tẩy rửa mạnh…
Theo các bác sĩ, các phương pháp chế biến hải sản chết thành dạng khô hay đem làm mắm, nước mắm thì không đào thải được độc chất nếu có nên vẫn còn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết người ăn phải các loại cá chết tại vùng biển miền Trung (hiện đang nghi ngờ do bị nhiễm độc hóa chất) có thể bị nhiễm độc hóa chất, gây ngộ độc cấp (nôn ói, tiêu chảy, sốt, đau bụng,...), tăng nguy cơ dị ứng (mề đai da, phản ứng phản vệ như sưng phù đỏ da, hen suyển, tiêu phân máu....
Hoặc cũng có thể xuất hiện hiện tượng tích lũy trong cơ thể do không thải ra ngoài được, lâu dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn hoạt động chức năng các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
“Những hóa chất độc hại dùng trong công nghiệp nếu tích tụ trong cơ thể người sẽ gây rất nhiều tác hại lên gan, thận…, không thải ra ngoài được” - BS Trần Ngọc Lưu Phương khuyến cáo.
“Vì vậy người dân ta không nên sử dụng hải sản chết theo kiểu này để chế biến thực phẩm” - BS Yến Thủy nói thêm.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, khoa môi trường Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội, nhận định việc xử lý cá chết do nhiễm độc (dù chưa biết là độc gì) cũng phải tiến hành ngay và làm theo quy trình xử lý đặc biệt.
Cá bị nhiễm độc: Cách đơn giản để nhận biết - Ảnh 1 ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương cho biết không có cách gì để loại bỏ độc tố trong những con cá chết do nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng hoặc chất tẩy rửa mạnh… (Ảnh minh họa). Cách nhận biết cá bị nhiễm độc:
Quan sát kĩ các bộ phận trên cơ thể con cá chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được cá đó có bị nhiễm độc hay không?
Mang cá
Đây là bộ phận mà nhiều người hay xem xét để nhận biết độ tươi của cá. Nếu cá còn tươi thì mang có màu đỏ tươi, không có mùi, không nhớt. Nắp mang khép chặt với miệng mang chứng tỏ cá vừa mới được đánh bắt. Nhìn vào mang cá mà người ta có thể nhận biết cá có bị nhiễm độc hay không. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm.
Mắt cá
Đối với những con cá bị nhiễm độc thì mắt không được còn trong, cũng không được tinh, thậm chí có con bị nhiễm độc nặng khiến mắt lồi ra. Tránh sử dụng những con cá có dấu hiệu như vậy để dảm bảo an toàn sức khỏe.
Thân cá
Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên. Đầu cá to còn thân nhỏ, thậm chí có một số con cá còn xuất hiện u trên thân. Vảy cá ráp, có dấu hiệu bong tróc nhiều. Thân cá xuất hiện các đốm đen trông loang lổ, nhiều còn còn bị đen toàn thân.
Thịt cá
Những con cá còn tươi nguyên thì thịt cá khi nấu lên chắc và thơm còn những cá bị nhiễm độc thì thịt bở và cảm giác không được ngon, thậm chí có mùi lạ.
Mùi cá
Những bà nội trợ thông minh thường có thói quen ngủi mùi cá, đây là một trong những cách hiệu quả nhất để nhận biết cá tươi ngon. Đối với những con cá bị nhiễm độc chỉ cần ngửi sẽ thấy nó khác những con cá thông thường.
Ngọc Anh (Tổng hợp- Nguồn: Báo Tuổi trẻ, VTC News)
Ví nữ da cá sấu
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/ca-nhiem-doc-a35401.html