Tài chính đối ngoại trong hội nhập kinh tế quốc tế

(Baonghean) -Để thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, đặc biệt là nhóm giải pháp về đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính, cần có một định hướng đối ngoại tổng quát và một kế hoạch triển khai thực hiện thống nhất, phối hợp các hoạt động đối ngoại tài chính, tập trung nguồn lực đóng góp vào mục tiêu chung hoàn thành Chiến lược Tài chính đến năm 2020.

Đồng chí Hồ Đức Ơhowc, Ủy viên Trung ươgn Đảng, Bí thưLãnh đạo tỉnh Nghệ An xúc tiến đối ngoại đầu tư ở Nhật Bản. Ảnh Nguyễn Văn Nam

Quan hệ giữa nhà nước và tư nhân thay đổi

Theo đánh giá của Bộ Tài chính về tài chính đối ngoại thời gian gần đây, trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng trên trường quốc tế đã khiến những biến động kinh tế của một nước này sẽ có tác động lớn tới nhiều nước khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong hệ thống tài chính càng lớn hơn, xét cả về mức độ ảnh hưởng và tốc độ ảnh hưởng, so với những mối quan hệ truyền thống như thương mại hay đầu tư.

Theo đó, quan hệ kinh tế thay đổi theo hướng đa cực, xuất hiện các trung tâm kinh tế mới (nhóm BRICS) bên cạnh các trung tâm kinh tế truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU). Trọng tâm tăng trưởng của các nền kinh tế thay đổi theo hướng bền vững hơn và cân bằng hơn: các chủ đề về tăng trưởng xanh, tăng trưởng toàn diện, bền vững tài khoá và nợ công… trở thành các chủ đề xuyên suốt trên nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế.

Chính vì vậy, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ngày càng trở nên quan trọng, mối quan hệ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân thay đổi theo hướng đan xen chặt chẽ hơn. Khu vực tư nhân dựa nhiều hơn vào nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng (các gói cứu trợ, kích thích kinh tế của nhà nước), và nhà nước cũng gia tăng tìm kiếm các nguồn lực tư nhân hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ công (các mô hình liên kết công tư dạng PPP).

Gia tăng rủi ro và độ nhạy cảm của nền kinh tế

Bối cảnh quốc tế thì như vậy, còn trong nước, nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó, việc gia nhập WTO, TPP là những dấu mốc quan trọng. Hội nhập đem lại những lợi ích nhất định, song cũng làm gia tăng rủi ro và độ nhạy cảm của nền kinh tế. Vai trò của các cơ quan hoạch định chính sách là rất quan trọng, giúp cho khu vực doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất cho những biến động về môi trường kinh doanh, nhờ đó phòng tránh được những tác động bất lợi, tận dụng được những ưu thế mang lại từ hội nhập.

Tuy nhiên, các vấn đề còn tồn tại cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có định hướng, chính sách phù hợp hơn. Theo Bộ Tài chính, bên cạnh các định hướng lớn, chưa có các mục tiêu cụ thể về hợp tác tài chính quốc tế trong trung và dài hạn.

Đồng chí Lê Ngọc Hoa,Đồng chí Lê Ngọc Hoa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng đoàn công tác tỉnh Nghệ An xúc tiến đầu tư tại Thái Lan. Ảnh Nguyễn Văn Nam

Tiếp tục mở rộng các lĩnh vực ưu tiên

Để góp phần giải quyết các tồn tại trên, Bộ Tài chính cho biết, các mục tiêu và định hướng đối ngoại ngành tài chính giai đoạn 2015 - 2020 tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, sẽ tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên, như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, kế toán kiểm toán… từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Sông Hồng

TIN LIÊN QUANBộ Tài chính 'thúc' giảm cước vận tải theo giá xăng dầuCông ty CP tài chính & đấu giá Quang Minh: Thông báo bán đấu giá tài sảnỦy ban Đối ngoại Quốc hội tặng quà Tết tại Tân Kỳ, Thanh ChươngNATO muốn xây dựng quan hệ "phòng thủ và đối ngoại" với NgaThực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ hội nhậpBộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp vận tải sớm kê khai lại giá cước

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/tai-chinh-doi-ngoai-la-gi-a35263.html