Trước khi tìm hiểu về các ngành nghề của công nghệ thông tin chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm công nghệ thông tin.
Thuật ngữ công nghệ thông tin được hiểu là ngành nghề bao gồm phần mềm, mạng internet, máy tính nhằm hỗ trợ cho việc xử lý, phân tích, trao đổi và lưu trữ dữ liệu. Hiểu đơn giản hơn thì công nghệ thông tin chính là việc sử dụng công nghệ máy tính hiện đại nhằm thực hiện các công việc xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin một cách tối ưu nhất.
Công nghệ thông tin là ngành đặc biệt bởi nó được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa con người,…
Công nghệ thông tin được chia thành nhiều chuyên ngành nhưng phổ biến nhất là 5 chuyên ngành sau: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Với mỗi một chuyên ngành sẽ ứng với các ngành nghề công nghệ thông tin khác nhau bạn có thể tham khảo ở nội dung tiếp sau đây.
Công nghệ thông tin đang là ngành nghề hot nhất hiện nay, người học ngành này luôn được các doanh nghiệp săn đón và có nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Dưới đây là các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà bạn có thể tham khảo:
Lập trình viên là một trong các ngành nghề trong công nghệ thông tin phổ biến nhất với những người theo học ngành này. Họ là những người sáng tạo ra, thử nghiệm, sửa chữa và nâng cấp các chương trình, phần mềm. Chủ yếu làm việc cho các công ty viết và bán phần mềm. Hoặc họ cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực, các dự án khác.
Yêu cầu cần thiết của một lập trình viên đó chính là sự kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, suy nghĩ logic và có khả năng truyền đạt tốt các thông tin kỹ thuật cho những người chưa biết. Bên cạnh đó các nhà tuyển dụng cũng thường ưu tiên các lập trình viên có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Vì vậy để làm việc ở vị trí này bạn cần trau dồi, rèn luyện tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm làm việc.
Chuyên gia phân tích hệ thống là người thực hiện các công việc lên kế hoạch, thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức, sắp xếp lại hệ thống để chúng được vận hàng một cách tốt nhất. Cụ thể là họ sẽ tiến hành phân tích các bước trong vòng đời của hệ thống như: khảo sát, phân tích, thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống.
Trong các ngành nghề về công nghệ thông tin thì quản trị cơ sở dữ liệu là nghề đòi hỏi kinh nghiệm kỹ thuật. Bởi vì họ sẽ là người sử dụng các phần mềm đó để quản trị dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Họ có trách nhiệm đảm bảo bảo mật của cơ sở và sao lưu dữ liệu hệ thống chính xác nhất. Ngành nghề này đang có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường hiện nay, hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm có mức thu nhập cao đối với các nghề trong ngành công nghệ thông tin hiện nay.
Nhà quản lý hệ thống thông tin sẽ thực hiện công việc giám sát các lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và các chuyên viên máy tính phần mềm khác. Yêu cầu cơ bản cho vị trí làm việc này đó là có một nền tảng tốt về kỹ thuật, có khả năng lãnh đạo, quản lý giao tiếp
Đây là ngành nghề thực hiện các công tác khôi phục lại các thông tin bị mất, che giấu hay bị mã hóa. Cũng có thể hiểu đây là công việc giữ bí mật các thông tin. Để có thể trở thành một chuyên gia mật mã yêu cầu trước đó là bạn phải có bằng tiến sĩ công nghệ thông tin về mật mã đồng thời cũng cần có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.
Bên cạnh các ngành nghề kể trên chúng ta còn có các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin. Cụ thể là một số nghề như sau:
Quản trị mạng là thực hiện công việc quản lý các mạng LAN và WAN. Là những người có trách nhiệm cài đặt và duy trì hoạt động của các mạng, đảm bảo sự hoạt động tối ưu của phần cứng và cả phần mềm. Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản hơn là thực hiện công việc chẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng.
Các kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ tìm hiểu các nhu cầu người dùng từ đó tạo ra các phần mềm cung ứng các yêu cầu đó. Họ có kinh nghiệm của một lập trình viên nhưng chủ yếu tập trung thiết kế các phần mềm theo nguyên lý toán học hoặc kỹ thuật. Yêu cầu cơ bản của một kỹ sư phần mềm là am hiểu về mạng lưới internet, website…
Quản trị web là một trong các nghề theo ngành công nghệ thông tin khá phổ biến hiện nay. Chủ yếu thực hiện các công việc nhằm phát triển và duy trì trang web và các tài nguyên website. Các công việc cụ thể như: sao lưu, cập nhật tài nguyên, xây dựng nội dung,.. Bên cạnh đó còn thực hiện thêm các giải pháp nhằm tăng khả năng ghé thăm trang web của người dùng. Quản trị web có thể kết hợp với bộ phận marketing để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất
Trong các nghề trong ngành công nghệ thông tin chắc chắn không thể thiếu kỹ thuật viên máy tính. Kỹ thuật viên máy tính làm các công việc sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính. Các hệ thống máy tính cần có họ để cài đặt, duy trì mạng máy tính, chẩn đoán các vấn đề liên quan và thực hiện bảo hành, bảo dưỡng hệ thống.
Trong công nghệ thông tin luôn cần thiết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật. Họ là người chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn, các báo cáo kỹ thuật liên quan. Họ là người truyền đạt hướng dẫn mọi người cách sử dụng thông qua văn bản một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất. Những người làm công việc này không chỉ đòi hỏi kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin mà còn cần có kỹ năng truyền đạt, diễn giải tốt.
Như vậy trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các nghề trong ngành công nghệ thông tin. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về ngành học này. Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thông tin là vô cùng rộng lớn. Hy vọng các bạn sẽ rèn luyện thật tốt để đáp ứng được các tiêu chí tuyển sinh đại học công nghệ thông tin của các trường đại học hiện nay để có cơ hội việc làm tốt trong tương lai. Chúc các bạn may mắn!
Categorised in: TIN HỌC, Tin trong trường, Tin tức - Thông báo
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/cac-nganh-nghe-cong-nghe-thong-tin-a33870.html