Cốm làng Vòng có thể coi là một "siêu phẩm" thu Hà Nội, thức quà đã được quá nhiều sách báo nói đến từ cách làm cho đến cách thưởng thức. Nhưng quy trình làm cốm làng Vòng sau đây mới là sinh động nhất.
Đơn giản là bởi quy trình được hé lộ từ một thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực, nấu ăn tự giới thiệu là con dâu trong một gia đình chuyên làm cốm ở làng Vòng (phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bài đăng mới đây của FB Lưu Khánh Huyền trên diễn đàn chia sẻ: "Mùa thu nên các món liên quan đến cốm hot hẳn, lại sắp đến vụ cốm hoa vàng (vụ cốm ngon nhất năm) nên em xin chia sẻ group mình về nghề cốm, quy trình làm cốm làng Vòng, cách bảo quản cốm.
Tính đến giờ em làm dâu làng Vòng mới được 3 năm, gia đình làm cốm nhưng thế hệ bọn em ko phải ai cũng rõ các bước làm cốm như nào, cần tỉ mỉ ra sao. Dù đã có máy móc hỗ trợ nhưng nghề cốm vất vả nên ko còn nhiều gia đình ở Làng Vòng làm cốm, tính đến giờ chỉ còn lại 5 nhà, cũng ko biết họ còn làm bao lâu nữa". Sau đây là quy trình làm cốm của gia đình nhà chồng tác giả bài đăng.
- Lúa nếp non ở các huyện ngoại thành được gặt từ sáng sớm, tuốt, đãi loại bỏ hạt lép và chuyển về nhà.- Thóc được rang, để nguội, máy bỏ trấu, sau đó được cho vào cối đá giã cho bong lớp vỏ cám, sàng sảy sạch sẽ rồi lại được giã tiếp lần 2. - Cốm được phân thành 3 loại: cốm giót, cốm non, cốm già. Rồi giã tiếp lần 3 cho đạt và sàng sảy lại. - Cốm được gói trong 1 lớp lá ráy để giữ ẩm và mát, sau đó mới là 1 lớp lá sen bên ngoài. Vì lá sen nóng nên thường ko được gói trực tiếp vào cốm.
Cốm có thể bảo quản trong ngăn mát 2 ngày, ngăn đá 2 tháng. Với tủ đông chuyên dụng thì cốm có thể bảo quản được 6 tháng. Đấy là lý do 1 năm có 2 vụ làm cốm nhưng cốm lại được bán quanh năm. Trước khi bán, cốm được rã đông, xịt thêm nước nếu cốm khô và giã lại cho mềm dẻo.
Mọi người mua cốm về nếu cất ngăn đá thì cần bỏ lá ráy, nên cho vào túi zip hoặc hộp kín và tốt nhất là hút chân không. Khi ăn có thể giã đông chậm bằng ngăn mát, nhanh hơn thì để nhiệt độ thường và phủ bên ngoài 1 chiếc khăn sạch, nhanh siêu tốc thì bỏ ra trước quạt 5 phút, bóp tơi, cốm lại dẻo như ban đầu.
Bên dưới bài đăng, hàng trăm bình luận từ các thành viên diễn đàn đã buông lời khen ngợi tấm tắc với những hình ảnh vô cùng sinh động, bắt mắt từ món cốm làng Vòng trứ danh:
- Ôi những bức ảnh xanh mát mắt và thơm thơm;- Cốm làng Vòng xưa các cụ đi bán hàng phân ra 5 loại cốm cơ: Cốm già, cốm non, cốm đầu nia, cốm đầu nia nõn, cốm giót . Đích quê cốm làng vòng đấy nhé!;- Mong làng Vòng giữ gìn nghề làm cốm để mọi người được thưởng thức lâu dài;- Ngày xưa nhà mình làm Cốm, nhìn những ảnh này bầu trời kỉ niệm lại ùa về. Trong tất cả các công đoạn, rang và thử cốm là công đoạn quan trọng nhất. Bố mẹ mình thường phải dậy lúc 4-5h sáng để đi cắt lúa, sau đó tuốt hạt. Bọn trẻ con và người già sẽ ngồi chờ rơm nếp để nhặt, và phơi lúa. Mùi lúa non thơm nồng, mùi rơm rạ là mùi thứ mùi đi suốt tuổi thơ của mình. Những mâm cơm trưa nhà mình thường vào lúc 1 giờ chiều, sau đó 2 pm lại sấp ngửa đi sát cốm. Ngày xưa chưa có motor nên bố m sẽ phải dùng chân để giã Cốm cho đến khi sạch hết vỏ. Vào làng Mình mùa Cốm đúng như vào miền cổ tích. Thứ mùi thơm thanh khiết, tiếng chày rộn ràng. Nhớ bố và nhớ cả tuổi thơ với hương Cốm thuần khiết;- Thích thế. Mình ở miền Nam nên chưa 1 lần đc nếm thử mùi vị cốm nhưng nhìn thôi cũng đã thèm roi (...)
Và cả những hình ảnh về những món ăn chế biến từ cốm của một số cư dân mạng khéo tay.
Nhân Nguyễn: "Bức ảnh toát ra mùi thơm của mùa thu nồng nàn".
Linh Tuti: "Không chỉ cốm làng Vòng ngon mà cốm làng Mễ Trì của chúng e cũng ngon lắm mọi người nhé".
Nhân Nguyễn: "1 chút cốm xào thơm ngát cho mùa thu rực rỡ".
Nguồn: Tổng hợp
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/cach-lam-com-lang-vong-a33673.html