Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế?

Bệnh dại là bệnh lây truyền vi rút dại từ động vật qua người bằng các tổn thương da, niêm mạc. Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế được ban hành năm 2014, hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người. Hiện nay tiêm phòng dại là cách hiệu quả để phòng chống bệnh dại trên người và cả động vật.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại gây ra bởi vi rút thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssa virus. Vi rút dại có vật liệu di truyền là RNA. Khi nhiễm vi rút dại từ động vật, vi rút sẽ tấn công hệ thần kinh của người gây ra các biểu hiện như: Sợ nước, sợ gió, co giật, bại liệt, hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 2Bệnh dại gây ra bởi sự lây truyền vi rút dại từ động vật sang người

Vi rút dại có ở các loài vật máu nóng như: Chó sói, chó rừng, chồn, mèo, cáo,... Người ta còn tìm thấy vi rút dại có trong dơi ở Châu Mỹ. Ở Việt Nam nguồn lây truyền vi rút dại chủ yếu là từ chó. Khả năng vi rút truyền từ người sang người là vô cùng thấp.

Ở động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm. Ở thể điên cuồng, con vật bị kích thích mạnh, cắn hoặc tấn công bất kỳ người nào nó gặp. Ngược lại ở thể dại câm, con vật không bị kích động mà bị liệt thân dưới hoặc toàn thân, chảy nước dãi và hay gầm gừ. Cho dù ở thể nào thì con vật cũng sẽ tới giai đoạn bại liệt và tử vong trong vòng 10 ngày khi có triệu chứng dại xuất hiện.

Trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B. Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, do tính nguy hiểm nghiêm trọng của bệnh dại, nên người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không cần chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

Vắc xin dại là gì?

Vắc xin phòng dại hiện nay ở Việt Nam là các chế phẩm từ vi rút dại bất hoạt. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt sinh ra các kháng thể chống lại vi rút dại.

Ngoài ra còn có huyết thanh kháng dại có chứa sẵn các kháng thể. Nhiệm vụ của huyết thanh là trung hòa các độc tố của vi rút dại, giữ an toàn cho cơ thể trong khi chờ hệ miễn dịch được kích hoạt tạo ra kháng thể.

Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 3Ở động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm

Do đó tùy theo mức độ của các tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định có sử dụng huyết thanh hay không. Tuy nhiên theo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì vắc xin dại là bắt buộc phải sử dụng ngay trong vòng 24 giờ sau khi bị động vật cào, cắn,...

Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế

Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế đã được ban hành, phổ biến rộng rãi ở các cơ sở khám chữa bệnh là quyết định số: 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014. Theo đó quyết định này ban hành kèm theo hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người.

Theo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì liều lượng cũng như lịch tiêm vắc xin sẽ theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất vắc xin. Hiện nay đã có nhiều hãng vắc xin được cục quản lý dược phê duyệt, cấp phép lưu hành như: Vắc xin phòng dại Verorab, vắc xin Abhayrab,...

Phơi nhiễm là tình trạng người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn, cào; bị dính nước bọt vào mắt, mũi, miệng; da bị trầy xước hoặc tiếp xúc với vi rút dại trong phòng thí nghiệm.

Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 4Phơi nhiễm vi rút dại là trường hợp tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại

Trước khi phơi nhiễm

Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại là các cán bộ thú y, người giết mổ chó mèo, người ở vùng đang có bệnh dại, người làm việc trong phòng thí nghiệm với vi rút dại. Do vậy, cần thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao này.

Việc tiêm vắc xin phòng dại cũng cần phải nhắc lại định kỳ với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên nên làm xét nghiệm chẩn độ kháng thể trước khi tiêm. Mức nồng độ kháng thể để tiêm nhắc lại là dưới 0,5UI/ml.

Sau khi phơi nhiễm

Sau khi bị cắn hoặc cào thì việc vệ sinh các vết thương rất quan trọng. Sử dụng nước và xà phòng các loại hoặc nước sạch để rửa kỹ tất cả các vết thương trong 15 phút. Sau đó tiến hành sát khuẩn bằng cồn 450 - 700 hoặc povidine. Lưu ý là không nên làm trầm trọng thêm vết thương, không làm tổn thương lan rộng hơn và không khâu vết thương lại.

Các phân độ vết thương mà Bộ Y tế quy định như sau:

Các mức độ này sẽ được xử lý như sau:

Các vết thương gây ra bởi gia súc, động vật gặm nhấm thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại, xem xét tiêm vắc xin dại khi cần thiết.

Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 5Áp dụng phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế với người có hướng dẫn chi tiết về các biện pháp phòng dại

Với huyết thanh kháng dại chỉ tiêm 1 lần duy nhất ngay sau bị phơi nhiễm. Không dùng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày từ mũi vắc xin dại đầu tiên.

Ngoài ra, huyết thanh kháng dại có thể dùng để xử lý các vết thương lớn hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Khi đó nên pha loãng huyết thanh kháng dại với nước muối 2 - 3 lần để tiêm toàn bộ vết thương, đảm bảo tất cả đều được tiếp xúc với huyết thanh mức tối đa. Các vết thương ở đầu ngón tay cũng phải được đảm bảo thấm đẫm huyết thanh kháng dại đầy đủ.

Đối với người đã tiêm vắc xin phòng dại thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại. Tiêm lại đầy đủ các mũi tiêm trong các trường hợp sau:

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế. Bạn cần chủ động phòng tránh bằng cách tiêm phòng dại cho thú cưng và bản thân mình. Hi vọng bạn có được nhiều kiến thức hữu ích.

Xem thêm:

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/phac-do-tiem-phong-dai-cua-bo-y-te-a33195.html