Ngành Marketing là gì? Học Marketing ra trường làm gì?

Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường lao động, ngành Marketing ngày nay yêu cầu cao hơn về sự sáng tạo, đổi mới, phù hợp với những người có tham vọng phát triển, thể hiện bản thân. Đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, những công cụ hỗ trợ hiện đại càng làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn nữa, rất nhiều sinh viên đã chọn Marketing là ngành nghề phát triển cho sự nghiệp tương lai.

Ngành Marketing là gì?

Ngành Marketing là một lĩnh vực trong quản trị, kinh doanh, hướng đến khách hàng mục tiêu, nhằm thỏa mãn những kỳ vọng, mong muốn, yêu cầu của họ thông qua các phương pháp Marketing và xây dựng thương hiệu. Ngành Marketing với mục tiêu là trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu, mang lại giá trị cho khách hàng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong ngành Marketing, quan trọng nhất là phải liên tục nghiên cứu, đổi mới, đưa ra các kế hoạch, chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số hoạt động trong ngành Marketing phải kể đến như quản lý thương hiệu, quảng cáo, truyền thông, PR, bán hàng, khuyến mãi,...

Ngành Marketing là gì: là một lĩnh vực trong quản trị, kinh doanh, hướng đến khách hàng mục tiêu, nhằm thỏa mãn những kỳ vọng, mong muốn, yêu cầu của họ thông qua các phương pháp Marketing và xây dựng thương hiệu.

Học Marketing ra trường làm gì?

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các xu hướng thị trường, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, ngành Marketing liên tục trải qua nhiều sự phát triển mới. Học Marketing ra trường có thể theo đuổi một số lĩnh vực như:

Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí khác trong bộ phận Marketing nói chung. Trong trường hợp muốn tự làm riêng mà không phải làm thuê tại các doanh nghiệp, thì ứng viên cũng có thể trở thành Blogger, Content Creator,... Có thể thấy nhiều người còn rất trẻ nhưng đã rất thành công với con đường này, khi có các nền tảng “màu mỡ” để kiếm tiền như Tiktok, Youtube, Facebook,...

Đặc biệt, đối với ngành Marketing, ứng viên không nhất thiết phải theo học về chuyên ngành này mới xin làm tại vị trí này. Những ứng viên đến từ các chuyên ngành như ngôn ngữ Anh, giáo dục, Luật, báo chí,... vẫn có thể làm trong ngành Marketing nếu có đủ tố chất. Tuy nhiên, các chương trình học trong chuyên ngành Marketing sẽ là nền tảng vững chắc để làm việc tại các vị trí kể trên. Nhà tuyển dụng cũng ưu tiên hơn với những ứng viên có định hướng rõ ràng ngay từ đầu.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các xu hướng, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, ngành Marketing liên tục trải qua nhiều sự phát triển mới

Các chuyên ngành trong Marketing

Quản trị Marketing

Chuyên ngành Quản trị Marketing được coi là "đầu tàu" của một phòng Marketing. Chuyên ngành này bao gồm các môn học như chiến lược Marketing, quản lý dự án, quản lý khách hàng, sản phẩm. Theo đó, sinh viên sẽ được học về cách xây dựng một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, thực hiện, kiểm soát các chiến dịch để đạt được mục tiêu.

Nhân sự làm về quản trị có vai trò quan trọng trong việc đưa ra kế hoạch và định hướng cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Theo đó, họ có nhiệm vụ phân tích và đánh giá khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường, từ đó xác định và tìm ra nhiều cách làm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Chuyên ngành Marketing thương mại

Chuyên ngành Marketing thương mại tập trung vào các hoạt động tiếp thị và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, bao gồm bán lẻ, bán buôn và thương mại điện tử. Sinh viên tốt nghiệp với chuyên ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí như Sales, nhân viên Marketing, PR, chăm sóc khách hàng,...

Ngoài ra, với sự phát triển của thương mại điện tử, chuyên ngành Marketing thương mại cũng bao gồm các kỹ năng và kiến thức liên quan đến tiếp thị trực tuyến, như quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, PPC và Email marketing.

Quản trị thương hiệu

Trong chuyên ngành Quản trị thương hiệu, các sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đảm nhiệm các vị trí trong phòng Marketing, đặc biệt là các vị trí liên quan đến việc làm thương hiệu cho doanh nghiệp. Một trong những công việc quan trọng của người làm quản trị thương hiệu là sáng tạo ra những nội dung độc đáo, thu hút và khác biệt để gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng, khiến hình ảnh thương hiệu in sâu vào tâm trí của họ.

Người làm quản trị thương hiệu cần phải có khả năng sáng tạo, tư duy chiến lược, khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, nhằm giúp thương hiệu trở nên nổi bật và được khách hàng tin tưởng.

Chuyên ngành truyền thông Marketing

Truyền thông Marketing là một quá trình quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải lập kế hoạch, triển khai đồng nhất với các hình thức Marketing khác. Để thành công trong hoạt động này, doanh nghiệp cần lựa chọn một hoặc nhiều hình thức truyền thông phù hợp như quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi,...

Các hình thức truyền thông này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ, quảng cáo có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới, trong khi tổ chức sự kiện có thể giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu và tăng cường sự tương tác với khách hàng.

Tuy nhiên, việc lên kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp vẫn là một thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc nhỏ. Do đó, đào tạo và tìm kiếm nhân tài có chuyên môn về truyền thông Marketing là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh.

Pricing Strategy (Thẩm định giá)

Thẩm định giá là chuyên ngành Marketing rất quan trọng, trang bị cho sinh viên cách xác định giá cho sản phẩm/ dịch vụ một cách chính xác, hiệu quả dựa trên các yếu tố như chi phí, giá trị người tiêu dùng, mục tiêu kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,... Chương trình học của chuyên ngành này bao gồm các chiến lược về giá cả, phương pháp định giá, quản lý giá,...

Ngành quản trị marketing ra làm gì

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Marketing

Tư duy sáng tạo

Ngành Marketing ngày nay đòi hỏi nhiều hơn ở một Marketer, với khả năng suy nghĩ nhanh, tư duy sáng tạo, tìm ra những cách tiếp cận mới mẻ nhằm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Những chiến lược Marketing độc đáo có thể giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, tư duy sáng tạo cũng thể hiện trong việc phối hợp giữa các phương pháp, công cụ Marketing khác nhau một cách hợp lý để tạo ra chiến dịch hiệu quả.

Nhiều bạn trẻ rất đắn đo khi nghe về yêu cầu của ngành Marketing là khả năng sáng tạo cao. Tuy nhiên, tư duy sáng tạo không nhất thiết phải là luôn tạo ra những thứ mới, khác biệt, chưa từng có trước đây, mà là cách để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Hơn hết, khi được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, ứng viên sẽ được hỏi hỏi, làm quen dần với những thứ mới, chiến lược, chiến dịch mới. Do đó, sinh viên chỉ cần cố gắng trang bị nền tảng kiến thức thật vững chắc, học hỏi các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm quan trọng.

Khả năng đa nhiệm

Trong ngành Marketing, các Marketer thường phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, từ việc phân tích thị trường, định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm, quản lý dự án, thực hiện các hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Do đó, khả năng đa nhiệm là rất cần thiết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ này.

Ngoài ra, trong một số tình huống khẩn cấp, các Marketer cũng cần phải đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt để giải quyết các vấn đề xảy ra. Khả năng đa nhiệm giúp họ có thể thích nghi và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

Kỹ năng lãnh đạo

Trong ngành Marketing, các Marketer thường phải làm việc với các bộ phận, phòng ban khác, bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên sản xuất, IT, kỹ thuật,... Do đó, khả năng lãnh đạo giúp họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phát triển các chiến lược Marketing, đảm bảo các chiến dịch được triển khai đúng hướng.

Ngoài ra, khả năng lãnh đạo cũng marketer truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ của mình. Khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và đúng đắn giúp họ truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách hiệu quả, tạo sự đồng thuận với các nhân viên khác.

Kỹ năng giao tiếp

Một Marketer xuất sắc là người biết kể những câu chuyện tuyệt vời, theo đó, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Kỹ năng này bao gồm cả nói, viết và lắng nghe, nhằm tương tác, tạo mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.

Trong ngành Marketing, Marketer phải có khả năng giao tiếp hiệu quả để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách rõ ràng và thuyết phục. Họ phải có khả năng giải thích các chiến lược Marketing, các sản phẩm/ dịch vụ đến các đối tượng liên quan của doanh nghiệp một cách dễ hiểu và hấp dẫn.

Kỹ năng này còn hỗ trợ giải quyết những mâu thuẫn, xung đột không đáng có trong quá trình làm việc. Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, truyền cảm hứng, tạo động lực để đội ngũ nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công và thịnh vượng của doanh nghiệp.

Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian hiệu quả

Với ngành Marketing, sự thay đổi và cập nhật liên tục như một điều hiển nhiên. Chính vì lẽ đó, người làm Marketing phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó quan trọng là thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng của khách hàng,... Lúc này, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian là rất cần thiết để họ có thể đáp ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường.

Theo đó, họ cần phải biết ưu tiên công việc và phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và ứng dụng các công cụ quản lý công việc để tiết kiệm thời gian cũng rất cần thiết.

Có hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật

Sự đam mê và hiểu biết về công nghệ là rất cần thiết trong ngành Marketing hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ và Internet, Marketing đã trở thành một lĩnh vực phức tạp hơn, đòi hỏi Marketer phải liên tục cập nhật các công nghệ mới nhất để có thể áp dụng chúng vào công việc một cách tối ưu.

Công nghệ đang thay đổi cách thức thực hiện Marketing, từ việc tạo ra nội dung, quảng cáo, xúc tiến bán hàng đến việc phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch. Không chỉ giúp cho việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, công nghệ cũng giúp người làm việc trong lĩnh vực Marketing có thể tối ưu hóa chiến lược Marketing và đo lường kết quả một cách chính xác hơn.

Nhận thức xu hướng Marketing toàn cầu

Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và internet, các doanh nghiệp hiện nay đang tham gia vào một thị trường toàn cầu và cạnh tranh với các đối thủ trên toàn thế giới. Sự nhận thức về ngành Marketing toàn cầu giúp Marketer hiểu rõ hơn về các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế khác nhau, cách áp dụng chúng vào chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Khả năng học hỏi và thích ứng

Khả năng học hỏi, thích ứng nhanh giúp người làm việc trong ngành Marketing cập nhật những kiến thức mới nhất và áp dụng chúng vào công việc của mình. Đồng thời thích nghi với các thay đổi, biến động trong thị trường, xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố kinh tế khác để có thể đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Marketing

Xu hướng ngành Marketing năm 2024

Trong năm 2024, ngành Marketing xuất hiện nhiều thuật ngữ mới như NFT, Metaverse,... hay sự lên nhanh chóng của xu hướng short videos khi Tiktok gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Câu hỏi đặt ra lúc này là: Những xu hướng Marketing mới nào sẽ lên ngôi trong tương lai?

Interactive content

Có thể hiểu nôm na hình thức này là nội dung tương tác. Đối với các nền tảng trực tuyến, việc kích thích sự tương tác của người dùng là rất quan trọng, chúng cho thấy được nội dung đang đem lại trải nghiệm tích cực và hấp dẫn người dùng. Với một Content đủ thu hút, hấp dẫn và mang nét riêng, khả năng Interactive content được người dùng chia sẻ là rất cao. Từ đó tăng sự nhận diện thương hiệu một cách đáng kể.

Storytelling

Storytelling trong Marketing giúp tạo ra một liên kết giữa khách hàng và thương hiệu, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp. Khi được thực hiện đúng cách, storytelling dễ dàng xây dựng một hình ảnh thương hiệu độc đáo và thu hút khách hàng.

Để thiết kế một câu chuyện hiệu quả, người làm Marketing cần phải hiểu rõ về khách hàng của mình, tìm hiểu về các yếu tố tâm lý, nhu cầu và mong muốn của họ. Đồng thời sử dụng các phương tiện truyền thông phù hợp để truyền tải thông điệp của câu chuyện.

Short video

Ban đầu, TikTok là nơi số một để tìm kiếm các nội dung dạng ngắn. Nhưng hiện nay, Instagram Reels, Facebook Reels và YouTube Shorts cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người dùng.

Để tạo ra một short video hiệu quả, các Marketer cần phải đảm bảo video được tạo ra phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ cũng cần phải đảm bảo rằng video có chất lượng tốt và sử dụng ngôn ngữ thị giác và âm thanh phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Livestream

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Brandlive chỉ ra rằng, có khoảng 95% marketer có kế hoạch thêm Livestream vào chiến lược Social Media Marketing. Thực tế cũng đã chứng minh, Livestream thu hút sự chú ý của người xem trong một khoảng thời gian dài hơn so với các bài post content bình thường.

Hình thức livestream được ứng dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành hàng, hướng đến mọi đối tượng. Livestream sở hữu những ưu điểm nổi bật như: Cập nhật thông tin thường xuyên, nhanh chóng, cá nhân hóa, tính công khai,... Do đó, hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả trong ngành Marketing.

Influencer Marketing

Việc sử dụng các KOL/ KOC/ Influencer để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng ngày càng phổ biến và quen thuộc trong ngành Marketing. Hình thức này được dự đoán vẫn còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Các doanh nghiệp, nhãn hàng ngày nay cũng bắt đầu chi mạnh tay hơn trong việc sử dụng Influencer Marketing để kết nối với khách hàng mục tiêu.

Đặc biệt là nhờ các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Instagram,... các KOC/ KOL càng trở nên nở rộ, bùng nổ mạnh mẽ như một trào lưu kiếm tiền mới của những người trẻ. Các doanh nghiệp cũng có nhiều lựa chọn hơn khi tìm kiếm các KOL/ KOC phù hợp.

Podcast

Không thể phủ nhận sự xuất hiện của nền tảng podcast càng làm mọi thứ trở nên thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Với ưu điểm là người dùng vừa nghe podcast vừa làm những việc khác như di chuyển, tắm, làm việc nhà,… đây được coi là “công cụ vàng”, là xu hướng Content Marketing không thể thiếu trong ngành Marketing hiện tại. Ngoài tạo ra một nguồn doanh thu lớn, podcast còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu với những chiến lược nội dung độc đáo, giá trị.

Xu hướng ngành Marketing năm 2023

Một số câu hỏi thường gặp về ngành Marketing

Ngành Marketing có yêu cầu kỹ thuật không?

Ngành Marketing thường không yêu cầu các kỹ thuật chuyên môn phức tạp như trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều công nghệ và công cụ số hóa đã được tích hợp vào lĩnh vực Marketing, điều này đòi hỏi các nhân viên ngành này phải có ít nhất một số kiến thức kỹ thuật cơ bản để làm việc hiệu quả trong môi trường số hóa. Chẳng hạn:

Ngành Marketing thi khối nào?

Sinh viên có thể lựa chọn các khối sau để thi vào ngành Marketing:

Điểm chuẩn ngành Marketing?

Điểm chuẩn ngành Marketing có thể thay đổi qua mỗi năm, thường là tăng lên và hiện nay ngành Marketing có điểm chuẩn không hề thua kém với các khối ngành y dược, công nghệ,... Thông thường, điểm chuẩn ngành Marketing tại nhiều trường Đại học là trên 25 điểm.

Chẳng hạn, năm 2022, trường Đại học Thăng Long với tổ hợp môn A00, A01, D01, D03 là 26.15. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với khối A00, A01, D01, D07 là 28.15. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội với khối A00, A01, D01 lấy 26.1 điểm cho ngành Marketing. Học viện Bưu Chính Viễn Thông khối A00, A01, D01 là 26.45 điểm.

Với sức hút mạnh mẽ của ngành Marketing, sinh viên có xu hướng lựa chọn học ngành Marketing tại các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề chuyên nghiệp cũng rất phổ biến. Ưu điểm khi lựa chọn hình thức này là rút ngắn thời gian học, tập trung vào các môn học chuyên sâu và cũng không quá quan trọng đến điểm chuẩn.

Ngành Marketing có dễ xin việc không?

Ngành Marketing có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành Marketing và các hoạt động tiếp thị, có thể nói rằng ngành này có nhiều cơ hội việc làm hơn cả.

Để có thể nổi bật và thu hút được nhà tuyển dụng, các ứng viên cần có kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc. Bằng cách tham khảo các chứng chỉ ngành Marketing hoặc bổ trợ thêm các khóa học Marketing online để làm bật hồ sơ xin việc, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Digital Marketing học trường nào?

Một số câu hỏi thường gặp về ngành Marketing

Ngày nay, không chỉ có ngành Marketing, các ngành khác trong thời đại số 4.0 này cũng có nhiều biến động, chuyển đổi mới mẻ. Do đó, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường hãy luôn trang bị kỹ càng, nâng cao năng lực số, chủ động trong việc thu hút nhà tuyển dụng.

Trong thời đại kỹ thuật số, ngành Marketing và người dùng trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp. Sau những năm có nhiều biến động vì đại dịch Covid cùng màn chào sân của metaverse, thói quen và hành vi người dùng đã có những thay đổi đáng kể. Ngay thời điểm này, doanh nghiệp cần nắm bắt những thay đổi này để đón đầu với xu hướng và nâng tầm chiến lược Marketing, tăng cường lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững.

Tham khảo thêm:

Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/marketing-a32826.html