Quầng thâm ở mắt là vấn đề rất thường gặp ở cả nam và nữ. Tình trạng này làm giảm đi phần nào vẻ trẻ trung và tươi tắn của gương mặt. Đôi khi sẽ khiến bạn không đủ tự tin trong giao tiếp và công việc. Đặc biệt, với nhịp sống quay cuồng trong xã hội ngày nay, quầng thâm mắt càng lúc càng khiến nhiều người đau dầu. Vậy vì sao lại xuất hiện quầng thâm và ngăn ngừa chúng như thế nào? Bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Thảo sẽ giải đáp giúp bạn qua bài viết sau đây nhé!
Quầng thâm ở mắt là tình trạng vùng da xung quanh mí mắt tối màu hơn bình thường. Tình trạng này có thể đi kèm với bọng mắt (túi mắt). Một đôi mắt thâm quầng có thể gây ít nhiều khó chịu về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, đa phần quầng thâm mắt không phải là một biểu hiện bệnh lí.
Vì vậy, cần phân biệt với một số tình trạng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng, chấn thương,… Lúc này, mí mắt có thể sưng đau, tím bầm do tụ máu, có thể kèm vết thương xung quanh. Khi có những triệu chứng này, bạn cần liên hệ bác sĩ để được can thiệp y khoa đúng cách.
Quầng thâm ở mắt đa phần xảy ra khi phải thức quá khuya, làm việc quá sức làm xáo trộn giấc ngủ. Trong tình huống này, quầng thâm mắt có thể đi kèm với bọng mắt và cảm giác nặng nề ở mí mắt.
Một trong những hậu quả thường gặp của viêm mũi dị ứng là quầng thâm ở mắt. Tình trạng phù nề ở khu vực xung quanh mũi và mắt khiến máu khó lưu thông. Vì vậy, vùng da xung quanh chúng sẽ sậm màu dần.
Các mạch máu dưới vùng da mí mắt dễ bị thương tổn. Những thao tác chà xát mạnh có thể tổn thương chúng khiến màu da tối đi. Thường gặp ở các tình huống sau:
Ánh nắng sẽ kích thích da sản sinh melanin. Đây là tên của một loại sắc tố tạo màu cho da. Càng nhiều melanin được sản sinh, vùng da đó càng sẫm màu hơn.
Quầng thâm ở mắt đôi khi được truyền từ cha hoặc mẹ sang con, xuất hiện sớm khi còn nhỏ.
Càng lớn tuổi thì quâng thâm ở mắt và bọng mắt càng khó tránh khỏi.
Tình trạng thiếu nước sẽ khiến da sậm màu hơn. Và quầng thâm ở mắt là một trong những biểu hiện báo động cơ thể cần được bổ sung nước đầy đủ.
Cần xác định nguyên nhân gây quầng thâm ở mắt. Có thể phân loại các nguyên nhân như sau:
Dễ can thiệp
Khó can thiệp
Thiếu ngủ, làm việc quá sức
Di truyền
Phơi nắng
Lão hóa
Thiếu nước
Bệnh lí: chàm da, viêm mũi dị ứng,…
Các thao tác mạnh: chà xát, gãi,…
Nhóm dễ can thiệp liên quan đến các thói quen hằng ngày. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thay đổi chúng như sau:
Nhóm khó can thiệp thường cần đến các biện pháp hỗ trợ khác từ đơn giản đến phức tạp. Quầng thâm ở mắt do di truyền và lão hóa không thể được loại bỏ hoàn toàn. Chỉ có thể làm giảm bớt phần nào tình trạng trên. Riêng với nguyên nhân bệnh lí thì cần phải điều trị ổn bệnh gốc. Sau đó quầng thâm ở mắt sẽ dần được cải thiện.
Đơn giản nhất là dùng khăn lạnh để giảm sưng và dịu lại đôi mắt mệt mỏi. Bạn có thể dùng dưa leo như một loại mặt nạ tự nhiên. Vitamin C và hàm lượng nước cao trong dưa leo giúp dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, các loại mặt nạ dành riêng cho mắt hiện nay khá phổ biến. Chỉ cần đắp mặt nạ khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày để cải thiện quầng thâm ở mắt.
Sau khi thưởng thức một tách trà, hãy giữ lại túi trà trong tủ lạnh. Sau đó đắp lên mắt và nghỉ ngơi. Chỉ sau vài phút, tình trạng mệt mỏi của đôi mắt sẽ được giảm bớt nhanh chóng.
Tác động lực vừa phải lên vùng da quanh mắt hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Mỗi khi rửa mặt, hãy dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ nhàng quanh mắt theo vòng tròn khoảng 30 giây. Thao tác này cũng giúp mắt đỡ mệt mỏi nếu làm việc quá lâu.
Khi phải dùng máy tính, điện thoại hoặc đọc sách trong thời gian dài, nên dừng mỗi 45 phút. Nhắm mắt lại, massage nhẹ nhàng cho mắt, chớp chớp mắt liên tục. Như vậy sẽ giúp giảm quầng thâm và giữ thị lực cho mắt.
Các loại kem dưỡng trắng da thông thường có thể cải thiện phần nào. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng dành riêng cho mắt. Trong đó, giảm quầng thâm là một tiêu chí được quan tâm. Bạn có thể chọn mua kem dưỡng có thành phần như caffeine, retinol, vitamin C và E.
Như đã đề cập, đa phần quầng thâm ở mắt không phải là biểu hiện của bệnh lí. Tuy nhiên, những triệu chứng kèm theo có thể chỉ điểm một vấn đề trầm trọng hơn. Cần lưu ý các dấu hiệu sau:
Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu bạn còn nghi ngờ.
Nếu các cách trên chưa giảm được quầng thâm mắt, bạn có thể cần các điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn kem bôi mắt. Liệu pháp laser, peel da hóa học (chemical peels) hữu ích trong một số trường hợp. Tiêm fillers và phẫu thuật giúp loại bỏ bọng mắt thâm quầng. Tùy theo từng nguyên nhân sẽ có các phương pháp thích hợp khác nhau. Đôi khi là kết hợp nhiều cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Quầng thâm ở mắt gần như không thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng tăng. Vì vậy, một lối sống lành mạnh để làm chậm sự lão hóa là vô cùng quan trọng, Bên cạnh cải thiện các thói quen đã đề cập ở phần trước, hãy lưu ý những điểm sau:
Thường xuyên duy trì các thói quen tốt và lối sống lành mạnh này giúp ngăn ngừa quầng thâm ở mắt. Đó cũng là phương pháp chính để cải thiện nếu quầng thâm đã xuất hiện.
Quầng thâm ở mắt là một dấu hiệu thường gặp và khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có thể dễ dàng làm chậm quá trình xuất hiện của chúng với các biện pháp đơn giản. Giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, sinh hoạt và làm việc vừa sức là các giải pháp mấu chốt. Đa phần, quầng thâm mắt không phải là dấu hiệu nguy hiểm cần lo lắng. Nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường khác, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn chính xác.
Link nội dung: https://chungkhoanthegioi.vn/lam-sao-de-het-tham-mat-a32747.html