Sự phát triển mạnh mẽ của biến thể Delta đã gây ra làn sóng bán tháo ồ ạt trên Phố Wall vào thứ 2, với lý do các nhà đầu tư lo ngại rằng sẽ ngừng mọi hoạt động do chủng mới của COVID-19 và sự phục hồi kinh tế vẫn còn kéo dài.
Cụ thể, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm mạnh, trong đó S&P và Nasdaq chịu mức giảm chạm đáy trong một ngày thấp nhất kể từ giữa tháng 5. Đặc biệt, chỉ số blue-chip Dow đã ghi nhận ngày sụt giảm tệ nhất trong gần 9 tháng trở lại đây.
Tâm lý chấp nhận rủi ro cũng khiến cho lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ trượt dài, kéo giá cổ phiếu của các ngân hàng – nhóm nhạy cảm với lãi suất cũng trượt theo khiến chỉ số ngân hàng thuộc S&P 500 giảm 3,3%.
Trước tình hình đó, Paul Nolte – nhà quản lý danh mục đầu tư tại Kingsview Asset Management ở Chicago cho rằng: “Biến thể Delta là nguyên do chính của phiên giảm này. Ngoài ra, cũng có một số lo ngại rằng có thể nền kinh tế sẽ không mở cửa nhanh chóng như mọi người nghĩ, và sự bùng nổ lớn của tốc độ tăng trưởng sẽ không như kỳ vọng”.
Biến thể Delta hiện là chủng vi-rút chủ yếu gây ra dịch bệnh trên toàn cầu với đặc tính rất dễ lây lan. Chúng đã tạo nên làn sóng vô số ca nhiễm mới và các ca tử vong mới, gần như chỉ xảy ra ở những người chưa được tiêm vắc-xin.
Ông Nolte còn nhấn mạnh thêm: “Cung cấp vắc-xin cho thế giới đã là vấn đề ưu tiên ngay từ đầu trong suốt thời gian qua. Những gì xảy ra trước mắt chính là minh chứng cho sự việc đó. Và cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.
Trước thềm đóng cửa nền kinh tế, các cổ phiếu ngành du lịch và giải trí đồng loạt lao dốc, với chỉ số S&P 1500 Airline giảm đến 3,8% và chỉ số S&P 1500 Hotel and Restaurant cũng sụt 2,7%. Chỉ số CBOE Volatility – thước đo mức độ lo lắng của nhà đầu tư đã tăng 4,1 điểm lên 22,50, đây là mức đóng cửa cao nhất trong 2 tháng gần nhất.
Bên cạnh đó, Chỉ số Công nghiệp Dow Jones cũng giảm 725,81 điểm, tương đương 2,09% xuống 33.962,04, chỉ số S&P 500 mất 68,67 điểm, tương đương 1,59% xuống 4.258,49 và chỉ số Nasdaq Composite lao dốc 152,25 điểm, tương đương 1,06% còn 14.274,98.

Mặt khác, toàn bộ 11 ngành chính trong S&P 500 đều đóng cửa với mức giá giảm sâu. Giá dầu thô giảm làm cổ phiếu năng lượng (SPNY) bị đè nặng tụt dốc 3,6%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 3.
Trong khi đó, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 vẫn đang diễn ra, đã có 41 công ty trong S&P 500 công bố báo cáo tài chính. Theo Refinitiv, có khoảng 90% trong số này đã vượt qua ước tính đồng thuận. Các nhà phân tích nhận thấy, mức tăng trưởng thu nhập hàng năm của S&P 500 là 72% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, cao hơn đáng kể so với mức dự báo tăng trưởng hàng năm là 54% vào đầu quý.
Còn các tập đoàn có danh tiếng như Netflix (NFLX.O), Twitter, Johnson & Johnson (JNJ.N), United Airlines (UAL.O) và Intel (INTC.O), cùng với một loạt các công ty công nghiệp từ Honeywell đến Harley- Davidson (HOG.N) sẽ công bố kết quả trong tuần này.
International Business Machines Corp (IBM.N) đã vượt qua mốc doanh thu dự kiến hàng quý dựa trên sức mạnh của mảng điện toán đám mây. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 3% khi kết thúc phiên giao dịch.
Công ty ứng dụng họp video Zoom đã công bố một thỏa thuận trị giá 14,7 tỷ USD để mua lại công ty dịch vụ chăm sóc khách hàng (call center) Five9. Giá cổ phiếu của Zoom giảm 2,1% sau tuyên bố này, trong khi cổ phiếu Five9 tăng 5,9%.
Trước diễn biến đại dịch, các mã giảm điểm nhiều hơn mã tăng điểm trên sàn NYSE với tỷ lệ 5,21:1. Trên Nasdaq, tỷ lệ 2,52:1 nghiêng về xu hướng giảm giá.
Trong đó, chỉ số S&P 500 đã công bố có 12 mức giá cao trong 52 tuần và không có mức giá thấp. Chỉ số Nasdaq Composite cũng ghi nhận 21 mức giá cao và có 252 mức giá thấp.
Hiện nay, khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ ghi nhận 12,02 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình trong 20 ngày giao dịch gần nhất là 10,17 tỷ.
Nguồn: Reuters