Sau nửa đầu năm thị trường mờ nhạt, các nhà đầu tư và nhà phân tích lạc quan rằng sáu tháng tới chứng khoán Trung Quốc sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Cổ phiếu của Trung Quốc là một trong những cổ phiếu có hiệu suất cao nhất thế giới vào năm 2020 khi được niêm yết cả trong và ngoài nước. Mặc dù đại dịch Covid 19 đang hoành hành trên toàn cầu nhưng Trung Quốc đã kiểm soát được nhanh chóng và trở thành nền kinh tế lớn duy nhất đạt được mức mở rộng cả năm trên toàn cầu.
Tuy nhiên, cổ phiếu của Trung Quốc bị mất giá trong thời gian gần đây sau khi đạt đến đỉnh điểm vào tháng 2. Kể từ đó, tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc đã chậm lại, các vấn đề về nợ nần chồng chất của các nhà phát triển, công ty tài chính và chính quyền đã trở nên khó khăn hơn đối với các lĩnh vực như giáo dục, công nghệ… Không chỉ vậy, lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng cũng đã làm giảm nhu cầu mua của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu rủi ro.
Kết quả cho thấy tính đến ngày 30 tháng 6 chỉ số MSCI của Trung Quốc (công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính) chỉ tăng 1,1% trong năm, thấp hơn chỉ số benchmark toàn cầu tới 11%. Theo cái nhìn khách quan, đó là hiệu suất nửa đầu năm tồi tệ nhất trong 8 năm đối với MSCI Trung Quốc, bao gồm cả cổ phiếu trong nước và ngoài nước.
Theo ước tính do Refinitiv (nhà cung cấp dữ liệu thị trường tài chính toàn cầu) tổng hợp, MSCI Trung Quốc đã giao dịch ở mức 15,5 lần thu nhập dự báo tính đến cuối tháng 6. Đó là mức chiết khấu khoảng 17% đối với chỉ số toàn cầu tương đương, có tỷ trọng khá lớn so với chứng khoán Mỹ.
Mặc dù đang giao dịch ở mức định giá khiêm tốn, nhưng các nhà đầu tư cho rằng dựa vào tình hình tăng trưởng kinh tế như hiện nay, chứng khoán Trung Quốc có thể được cải thiện vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, triển vọng về những “gã khổng lồ công nghệ” về chỉ số chứng khoán quốc tế của Trung Quốc vẫn còn mờ mịt. Các công ty tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian sắp tới nên thị trường rộng lớn như Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra nhiều bước tiến hơn.
Ông Jack Siu – Giám đốc đầu tư của Credit Suisse cho biết, cổ phiếu Trung Quốc có khả năng sinh lời khoảng 8% trên tổng lợi nhuận, tạo ra một biện pháp tái đầu tư trong 12 tháng tới bao gồm cổ tức. Điều này gần như phù hợp với kỳ vọng của ông ấy đối với thị trường toàn cầu.
Cũng theo bà Yichan Shu, chiến lược gia đầu tư cấp cao khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại State Street Global Advisors (công ty quản lý tài sản lớn thứ tư thế giới), cổ phiếu Trung Quốc có mức định giá hấp dẫn hơn so với các công ty cùng ngành ở Mỹ và mang lại tiềm năng tăng trưởng trung hạn tốt nhất bên ngoài nước Mỹ.
Ông Lee – chiến lược gia vĩ mô châu Á tại Lombard Odier cho biết, sự mở rộng kinh tế vững chắc của Trung Quốc cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho thế giới. Các nhà kinh tế được FactSet (một công ty phần mềm và dữ liệu tài chính của Mỹ ) thăm dò ý kiến kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6% trong quý III so với một năm trước đó và lạm phát được điều chỉnh 5% trong quý IV. Trong khi tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới đã chậm lại trong những năm gần đây. GDP của cả nước đã tăng 6% trong năm 2019 và 2,3% vào 2020 bất chấp đại dịch.
Đối với các nhà đầu tư quốc tế, một trong những câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là liệu rằng, những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu đựng trong bao lâu nữa dưới sự kiểm soát của pháp luật. Khi tập trung vào hành vi độc quyền, sự bảo mật dữ liệu, ổn định tài chính và phúc lợi cho nhân viên đã xóa sổ hàng trăm tỷ đô la giá trị thị trường.

Bảy trong số 10 cổ phiếu lớn nhất của MSCI Trung Quốc là những gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Tencent Holdings Ltd, Alibaba Group Holding Ltd. và Meituan. Bảy công ty công nghệ đó chiếm 38% chỉ số Benchmark.
Ông Siu tại Credit Suisse cho rằng hiện tại, các nhà đầu tư có khả năng sẽ tiếp tục chuyển quỹ khỏi các công ty công nghệ Trung Quốc sang những cổ phiếu có giá trị trong các lĩnh vực có định giá thấp hơn, như các công ty bảo hiểm và các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông.
Ông cho biết mối quan tâm của nhà đầu tư đối với công nghệ có thể tăng lên vào quý 4 hoặc đầu năm 2022. Nếu định hướng chính sách của Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn và định giá giảm xuống.
Trong khi đó, những người khác lại bi quan hơn. Lucy Liu, một nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên về chứng khoán thị trường mới nổi toàn cầu tại BlackRock nói trong một hội thảo rằng cuộc đàn áp có thể kéo dài nhiều năm. Trong khi cô ấy vẫn quan tâm đến cổ phiếu công nghệ, cô ấy tập trung vào các công ty nhỏ hơn, phát triển nhanh và ít tăng trưởng hơn trong các lĩnh vực như video ngắn và mạng xã hội, nơi có thể có ít rủi ro về quy định hơn.
Ông Lee tại Lombard Odier cho biết, thị trường cũng có thể phục hồi nếu một số vấn đề nợ của các công ty Trung Quốc được giải quyết. China Huarong Asset Management – công ty quản lý nợ xấu lớn nhất của đất nước, được nhà nước hậu thuẫn nên đã trì hoãn công bố kết quả hàng năm trong nhiều tháng khiến trái phiếu của họ bị bán tháo. Việc giảm cổ phiếu và trái phiếu của China Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc cũng báo hiệu mối quan tâm của các nhà đầu tư gia tăng về tình hình tài chính của công ty.
Nguồn: Bloomberg