Vendor có thể hoạt động với tư cách vừa là nhà cung cấp (hoặc người bán) vừa là nhà sản xuất. Một số doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng cũng được coi là vendor, chẳng hạn như nhà hàng hoặc nhà bán lẻ.
Vendor là gì?
Vendor là những cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hay các doanh nghiệp. Tức là, vendor sẽ là mắt xích cuối cùng để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ mua sản phẩm/ dịch vụ từ các nhà phân phối rồi bán lại, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Trong quản lý chuỗi cung ứng, vendor thường được sử dụng để chỉ các nhà cung cấp hoặc đối tác kinh doanh cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho một công ty, tổ chức.
Trong một số trường hợp, vendor có thể sản xuất ra các sản phẩm để bán mà không cần nhập từ nhà sản xuất, chẳng hạn như Emart có các sản phẩm của thương hiệu No Brand, Coop Mart có Saigon Co.op đang được phát triển với 3 nhãn gồm Co.op Finest, Co.op Select, Co.op Happy.
Vendor đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc kết nối nhà sản xuất vời người tiêu dùng. Cụ thể, họ thực hiện các công việc cụ thể như:
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý đơn hàng, bao gồm xử lý đơn đặt hàng, lập hóa đơn, giao hàng và quản lý kho
- Hợp tác với khách hàng để đảm bảo rằng các sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của họ. Bao gồm tư vấn, đưa ra các giải pháp và sản phẩm phù hợp, giải đáp các thắc mắc và phản hồi các yêu cầu của khách hàng
- Quản lý quan hệ với khách hàng, duy trì liên hệ, giải quyết khiếu nại và đưa ra các giải pháp để giữ chân khách hàng
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các cải tiến, chỉnh sửa phù hợp.
Supplier là gì?
Supplier là từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt là nhà cung cấp. Trong kinh doanh, Supplier là đối tác cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác. Nhà cung cấp có thể là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc một doanh nghiệp lớn.
Các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Họ cung cấp các nguyên liệu, thành phần, thành phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn theo loại sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, theo khu vực địa lý hoặc theo mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp là mối quan hệ hợp tác. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp.
Các loại Supplier phổ biến:
- Nhà cung cấp nguyên liệu: cung cấp các nguyên liệu thô hoặc vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm.
- Nhà cung cấp thành phần: cung cấp các thành phần được sử dụng để lắp ráp sản phẩm.
- Nhà cung cấp thành phẩm: cung cấp các sản phẩm hoàn chỉnh cho doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp dịch vụ: cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như vận tải, bảo hiểm, marketing, v.v.
Trong tiếng Việt, nhà cung cấp còn được gọi là:
- Đối tác cung cấp
- Nhà cung ứng
- Nhà thầu cung cấp
Ví dụ về Supplier:
- Tập đoàn Samsung là nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất cho thị trường Việt Nam.
- Công ty TNHH MTV Cơ điện lạnh ABC là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống điện lạnh cho công ty XYZ.
Phân loại vendor
Tùy vào vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng, có nhiều loại vendor khác nhau. Bao gồm:
Nhà sản xuất
Một cá nhân hoặc công ty sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô và làm ra thành phẩm để bán. Các sản phẩm này được phân phối cho các nhà bán buôn/ bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho khách hàng.
Ví dụ: Một nhà sản xuất trong ngành dược phẩm sử dụng nguyên liệu thô để sản xuất các mặt hàng như siro ho, thực phẩm hỗ trợ kháng sinh và giảm đau. Nhà sản xuất phân phối những hàng hóa này cho các nhà thuốc bán lẻ. Các nhà bán lẻ sau đó bán cho người tiêu dùng, những người sử dụng cuối cùng.
Nhà bán buôn
Vendor bán hàng hóa - được mua từ nhà sản xuất, bán cho các doanh nghiệp khác. Những hàng hóa này thường được bán với giá chiết khấu cho các nhà bán lẻ với số lượng lớn.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua các sản phẩm thực phẩm từ một số nhà sản xuất thực phẩm. Sau đó, họ bán các loại thực phẩm khác nhau cho một nhà bán lẻ số lượng lớn với giá thấp hơn.
Nhà bán lẻ
Vendor mua hàng hóa từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất và sau đó bán chúng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng (người dùng cuối của chuỗi cung ứng). Vendor này thường bán hàng với giá cao hơn nhà bán buôn/ nhà sản xuất vì lợi nhuận của chính họ.
Ví dụ: Một chuỗi cửa hàng bán lẻ giảm giá lớn các thực phẩm, quần áo, đồ trang trí nhà cửa và các đồ dùng cá nhân khác cho người tiêu dùng. Bằng cách mua các mặt hàng với số lượng lớn từ các nhà sản xuất và nhà bán buôn để có giá chiết khấu. Sau đó bán những mặt hàng này cho khách hàng thông qua các cửa hàng trực tiếp và cửa hàng trực tuyến của mình.
Nhà cung cấp dịch vụ
Vendor là nhà cung cấp dịch vụ sẽ bán các dịch vụ như vận chuyển, dọn dẹp, dịch vụ xử lý kế toán,... cho các doanh nghiệp hoặc bán trực tiếp cho người sử dụng.
Ví dụ: Một công ty kế toán thuê vendor cung cấp dịch vụ vệ sinh để giữ văn phòng sạch sẽ cho khách hàng, nhân viên. Lúc này, vendor cung cấp dịch vụ sẽ xử lý việc dọn dẹp phòng tắm, lau sàn nhà, hút bụi văn phòng,... để công ty có thể tiếp tục và duy trì các công việc hàng ngày của mình.
Nhà cung cấp độc lập
Vendor nhà cung cấp độc lập là những doanh nghiệp cá nhân bán hàng hóa/ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Chẳng hạn một quầy chợ nông sản độc lập bán trái cây và rau quả tươi trực tiếp cho khách hàng. Họ cũng bán sản phẩm cho những người tiêu dùng cá nhân đang đến thăm chợ nông sản.
Phân biệt Vendor và Supplier
Vendor và Supplier đều liên quan đến các nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ. Mặc dù khi dịch ra tiếng Việt, cả vendor và supplier đều là nhà cung cấp. Tuy nhiên giữa hai thuật ngữ này có sự khác biệt nhất định về mối quan hệ với các nhà sản xuất, phạm vi cung cấp,... Cụ thể:
Phân biệt Vendor với các khái niệm khác
Seller
- Vendor (nhà cung cấp): Là những công ty, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các công ty khác hoặc người tiêu dùng. Vendor có thể sản xuất sản phẩm của mình hoặc mua từ nguồn khác và bán lại cho khách hàng.
- Seller (người bán): Là những cá nhân hoặc tổ chức bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Seller có thể là một đại lý, nhà bán lẻ hoặc bất kỳ ai bán sản phẩm cho khách hàng.
Vendor thường có khả năng sản xuất, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ với quy mô lớn, trong khi Seller thường bán sản phẩm/ dịch vụ với quy mô nhỏ hơn, mang tính cá nhân nhiều hơn.
Manufacturer
Vendor tập trung vào việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng, trong khi Manufacturer tập trung vào việc sản xuất sản phẩm trực tiếp cho thị trường.
Vendor có thể sản xuất sản phẩm hoặc mua từ nguồn khác và bán lại cho khách hàng, trong khi Manufacturer thường sản xuất sản phẩm của mình và bán trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua các đại lý, nhà bán lẻ.
Vendor thường không sở hữu hoặc điều hành các nhà máy sản xuất, trong khi Manufacturer thường sở hữu hoặc điều hành các nhà máy sản xuất và sản xuất hàng loạt sản phẩm với quy mô lớn.
Distributor
Distributor tập trung vào việc phân phối sản phẩm/ dịch vụ đến các điểm bán lẻ hoặc khách hàng cuối.
Vendor có thể sản xuất sản phẩm hoặc mua từ nguồn khác và bán lại cho khách hàng, trong khi Distributor thường chỉ phân phối sản phẩm của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Vendor thường không có nhiều kênh phân phối sản phẩm, trong khi Distributor thường có nhiều kênh phân phối sản phẩm đến các điểm bán lẻ hoặc khách hàng cuối.
Cách lựa chọn vendor hiệu quả
- Phân tích nhu cầu và yêu cầu
- Xem xét danh sách các vendor tiềm năng
- Tiến hành đánh giá và chọn lựa vendor
Phân tích nhu cầu và yêu cầu
Đặc điểm và yêu cầu sản phẩm/ dịch vụ
Để có thể lựa chọn được vendor phù hợp, doanh nghiệp, cá nhân cần xác định rõ các yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ mà mình đang cần và đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp. Để có thể tìm ra các vendor có uy tín, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, thời gian giao hàng nhanh chóng và có khả năng đáp ứng yêu cầu sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra cần phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng.
Quy mô và khả năng cung ứng
Việc phân tích quy mô của vendor rất quan trọng nhằm đảm bảo họ có đủ khả năng cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp. Nếu vendor quá nhỏ, có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của công ty. Ngược lại, nếu vendor quá lớn, có thể khó đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự tập trung quá mức vào một vendor có thể xảy ra nhiều rủi ro.
Khả năng cung ứng của vendor bao gồm khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Nếu vendor không đáp ứng được khả năng cung ứng, công ty có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng cho các dự án của mình.
Xem xét danh sách các vendor tiềm năng
Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thông tin về vendor
Quá trình này bao gồm việc tìm hiểu về ngành, sản phẩm/ dịch vụ tương tự, các vendor cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá như chất lượng, giá cả, độ tin cậy, khả năng cung ứng, thời gian giao hàng, hỗ trợ kỹ thuật và các yêu cầu liên quan. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các vendor phù hợp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu thông tin trên các trang web của vendor, các đánh giá của khách hàng trước đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của vendor có phù hợp và đáp ứng được yêu cầu mình đặt ra hay không.
So sánh và đánh giá các ưu nhược điểm của từng vendor
So sánh và đánh giá các ưu nhược điểm của từng vendor là rất quan trọng. Các ưu nhược điểm này có thể bao gồm: Chất lượng, giá thành, độ tin cậy, khả năng cung ứng, thời gian giao hàng, hỗ trợ kỹ thuật sản phẩm,...
Việc so sánh này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được vendor phù hợp với các yêu cầu, tính chất, lĩnh vực hoạt động của mình nhất. Điều này cũng đảm bảo tính khách quan, tránh việc chọn bừa một vendor mà chưa có sự so sánh với các bên khác gây ra những bất lợi về giá cả, chất lượng,... Đồng thời khiến cho các vendor cạnh tranh nhau để có những chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp.
Tiến hành đánh giá và chọn lựa vendor
Phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu suất của vendor
Phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu suất của vendor là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tìm ra vendor có chất lượng tốt và hiệu suất cao. Đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của công ty, giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có.
Xem xét yếu tố giá cả và chi phí liên quan
Khi đã đánh giá được chất lượng, hiệu suất của vendor, doanh nghiệp sẽ tiến hành xem xét yếu tố giá cả, các gói dịch vụ của các vendor, xem có ưu đãi, chiết khấu gì hấp dẫn không. Nếu giá cả của vendor quá cao hoặc các chi phí liên quan quá lớn, điều đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu đã thuận mua vừa bán thì có thể tiến hành ngay.
Biết nhiều hơn về các vendor là một phần quan trọng trong bối cảnh kinh tế hiện đại ngày nay. Bằng cách hợp lý hóa và tự động hóa cách các doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với vendor của họ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Các vendor cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn để đưa ra quyết định, tiết kiệm chi phí, cải thiện, kiểm soát chất lượng, tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro. Với rất nhiều ưu điểm như vậy, không có gì lạ khi ngày càng nhiều tổ chức hợp tác với các vendor để kinh doanh.