Nightlife là từ được dùng để chỉ những địa điểm vui chơi về đêm bao gồm những hình thức phổ biến và xuất hiện từ lâu trên thế giới như Bar, Pub, Club và Lounge. Dù có vẻ giống nhau, nhưng thực ra với mỗi tên gọi thì chúng có những đặc điểm khác biệt nhất định.
“Mô hình Bar, Pub, Club và Lounge hiện đang rất phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các chủ đầu tư. Tuy chỉ có 1 điều các mô hình giải trí tại Việt Nam hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng, hầu hết các concept được tổ chức và xây dựng theo kiểu “một màu”, giống nhau về nhiều phương diện và ít tạo được nét đặc trưng riêng” - DJ L8 chia sẻ quan điểm.
Giờ hãy Louis 8ightz tìm hiểu sơ lược về các mô hình chính trong thế giới Nightlife:
Pub hay còn được gọi là Public House, ra đời từ thế kỷ 17 từ các nước Châu Âu nói chung và Anh Quốc nói riêng, chính thức được biết đến như những quán rượu nhỏ với thiết kế không gian ấm cúng nhưng không kém phần trẻ trung, sôi động. Mặc dù có mặc trên thế giới từ rất lâu, nhưng pub vừa mới phổ biến ở Việt Nam một vài năm trở lại đây do nguồn kinh phí đầu tư khá dễ chịu và áp lực kinh doanh cũng không lớn.
Bar ra đời từ 1592 tại các khách sạn Great Western trên ga tàu hỏa Paddington, London. Hiểu đơn giản thì Bar là một nơi bán các loại thức uống có cồn như: Bia, rượu, rượu vang, cocktail và các đồ uống khác như nước khoáng, nước giải khát cho khách đã đủ tuổi để uống (trên 21 tuổi). Bar là mô hình kinh doanh cao cấp hơn Pub với vốn đầu tư khá lớn. Bar thường đầu tư sân khấu nhỏ phục vụ cho DJ hoặc nhạc sống và thể thiếu là quầy pha chế thiết kế chuyên nghiệp.
Nguồn gốc của Lounge thì lại đơn giản hơn bạn tưởng, Lounge vốn dĩ là một không gian dành cho khách nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi tại sân bay hoặc khách sạn. Về sau, Lounge được nâng tầm và phát triển lên thành địa điểm vui chơi giải trí, thưởng thức đồ uống cho khách hàng. Lounge mang lại sự thoải mái và dễ chịu với những bộ sofa rộng - êm.
Khi nhắc đến Club, người ta sẽ nghĩ ngay đến không gian rộng rãi với đủ loại thức uống, người ta sẽ cùng nhau nhâm nhi hương vị cocktail tuyệt vời, ngắm nhìn nhân viên Bartender trổ tài và trò chuyện với nhau trong ánh đèn lấp lánh. Club thường dành đến 75% diện tích cho khu vực sàn nhảy. Club còn được chia ra thành Sport Club (câu lạc bộ thể thao), Hobby Club (câu lạc bộ sưu tập đồ cổ như tiền xu, tem…), Fan Club (cộng đồng người hâm mộ người/ nhóm người nổi tiếng)… Hay thậm chí là Gay Club (cộng đồng LGBT với những tiết mục cực kỳ đặc biệt và đa dạng)
Các mô hình Nightlife tại Việt Nam nên phân chia rõ ràng hơn nữa
Rõ ràng giữa bar, pub, club và Lounge có lịch sự, tệp khách hàng, đồ ăn, thức uống thức, âm nhạc đều khác nhau. Với một người từng thành công tại thị trường âm nhạc điện tử Trung Quốc và có cơ hội đi show nhiều nơi như Singapore hay Nga thì L8 cảm nhận các mô hình ở Việt Nam không phân chia rõ ràng. Từ concept, cách đặt tên, đến cách phục vụ thức ăn đồ uống, và đặc biệt nhất dĩ nhiên là Nghệ Thuật Giải Trí: mà ở Việt Nam mình thì đa phần chỉ gói gọn trong Âm Nhạc.
Như một người bạn thâm niên trong 9Life từ Nhật qua Việt Nam chơi với L8 có nói vui với anh rằng: "Tôi thấy đất nước bạn hơn 80% mô hình nào cũng đùng đùng như mô hình nào, tìm một nơi thật sự có cá tính riêng quá ít!"
Tên gọi chưa chuẩn với mô hình kinh doanh
Louis 8ightz thì lại may mắn khi về VN từ năm 2014 về Việt Nam đã được làm các quán thuộc hạng top nhất nhì TPHCM như: Play (Lounge), Guru (Sport Bar), Sherbet Beer Club (Bar), Chill Sky Bar (Rooftop Club), Fuse SG (Club), Likepub (Pub), Poc Poc (Beer Garden Bar), Blanchy's (Lounge), Sohy Sky Lounge (Rooftop Bar), SkyXX (Rooftop Club), OR (Lounge), Alley 50 (Lounge), ROS Yatch Club (Lounge) và gần đây là Canalis Club (top 1 club được đầu tư chỉn chu nhất SG hiện nay), 11:11 Club (club EDM fes hàng đầu SG hiện nay), District K (Beer Garden Bar), và Chicky Lounge hay là 3P Club (mô hình EDM Club mới nổ rợ tại địa bàn Tân Phú) và The Recording Pub (mô hình Pub mới tại Đông Du)...
“Đây là danh sách các TOP nhất ở SG các thời điểm ấy nhưng còn lại nhìn chung thị trường vẫn hỗn loạn về concept lẫn âm nhạc. Lounge trần thấp sát đầu thì tự đánh dấu mình bằng phân khúc club với nhạc ầm ầm, sport bar thì lại đèn đóm lập lòe và âm nhạc thì không khác "vũ trường" discotheque thập niên cũ, pub thì thiết kế không khác club mini là mấy và nhạc dĩ nhiên cũng không phải là public house, còn club ở VN thì nhạc EDM chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điển hình như Top Clubs của tạp chí DJ Mag chỉ ghi nhận Fuse SG (TPHCM), Envy Club (TPHCM) và 1900 Club (HN)” - L8 chia sẻ đầy trăn trở.
Âm nhạc chưa sát với mô hình kinh doanh, tiết mục biểu diễn còn nhạt nhoà
Theo tiêu chuẩn quốc tế, lẽ ra Lounge thường là các dòng nhạc Jazz, Blue, Country, Soul, Chillout, Indie hay thậm chí là Lofi… với âm lượng vừa đủ, có một vài bar cũng có phục vụ nhạc EDM nhưng không thường xuyên. Còn pub thì đa dạng hơn, có thể là nhạc sống từ live band với mỗi mô hình là 1 thể loại dòng nhạc riêng biệt thêm cả những bài hot trends hoặc bật nhạc xập xình cũng có.
“Đây thật sự là một điều đáng tiếc. Tiếc cho chủ đầu tư không thể khai thác triệt để mô hình mình sở hữu, tiếc cho nguồn tài chính không được triển khai một cách tối ưu, tiếc cho khách hàng không được trải nghiệm văn hóa Night Economy FnB một cách đúng nghĩa, tiếc cho thị trường Nightlife Việt Nam mình thiếu nhiều điều đặc sắc để các Nhân Tài Nightlife Việt thỏa sức phát huy. Vì gần đây mình phát hiện các bạn trẻ Việt Nam ngày càng chịu khó update xu hướng Thế Giới và cực kỳ có tài năng. Đây là điều bản thân mình nghĩ rằng sắp tới Việt Nam sẽ càng có nhiều cơ hội để Quốc Tế Hóa” - L8 chia sẻ.
Mặc dù mọi thứ chưa được định hình rõ ràng, từ gout nhạc, cho đến thẩm mỹ thiết kế, hay phong cách phục vụ cũng như các tiết mục biểu diễn với những chủ đề riêng biệt, nhưng L8 tin Việt Nam sẽ sớm càng ngày càng phát triển hơn, cập nhật xu hướng Quốc Tế hóa hơn và càng ngày sự phân cấp trong Club - Bar - Lounge - Pub càng rõ ràng hơn. Và điều đó chắc chắn sẽ là một niềm tự hào cho mỗi thành viên trong ngành FnB tại Việt Nam nói chung cũng như những đồng nghiệp Nightlife Việt Nam nói riêng.