Lầu Năm Góc đã hủy hợp đồng điện toán đám mây Jedi trị giá 10 tỷ USD đã được trao cho Microsoft. Làm vạch ra ranh giới trong quy trình đấu thầu gây tranh cãi của chính phủ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) hôm thứ ba cho biết, Bộ đã đảo ngược quyết định bàn giao các phần lớn dữ liệu và thông tin liên lạc của mình cho một công ty duy nhất, thay vào đó DoD sẽ bắt đầu một quy trình đấu thầu mới.
Quyết định này có thể giúp chấm dứt tranh chấp pháp lý kéo dài do quyết định vào năm 2019 chỉ trao hợp đồng cơ sở hạ tầng quốc phòng doanh nghiệp chung cho Microsoft thay vì Amazon.
Amazon đã cáo buộc Donald Trump, người đang là tổng thống vào thời điểm đó đã gây áp lực lên Lầu Năm Góc để trao hợp đồng cho đối thủ của mình vì ông vốn có định kiến với Giám đốc điều hành Amazon thời điểm đó, Jeff Bezos.
John Sherman, quyền giám đốc thông tin của Lầu Năm Góc, cho hay: “Bộ đã xác định rằng, do các yêu cầu ngày càng phát triển, khả năng giao tiếp qua đám mây ngày càng tăng và những tiến bộ của ngành, hợp đồng đám mây Jedi không còn đáp ứng được các nhu cầu này”.

Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) sẽ tìm kiếm các đề xuất cho một hợp đồng điện toán đám mây mới từ cả Microsoft và Amazon và và các “nhà cung cấp dịch vụ khác có thể đáp ứng yêu cầu” của Bộ Quốc phòng.
Toni Townes-Whitley, chủ tịch của Microsoft về các ngành công nghiệp được quản lý của Hoa Kỳ, đã viết trong một bài đăng trên blog: “Chúng tôi tôn trọng và chấp nhận quyết định của (DoD) trong việc tiến lên trên con đường khác để đảm bảo công nghệ.”
Người phát ngôn của Amazon Web Services cho biết: “Chúng tôi hiểu và đồng ý với quyết định của DoD. Thật không may, việc trao hợp đồng không dựa trên chất lượng của các đề xuất mà thay vào đó bị ảnh hưởng của các yếu tố bên bên ngoài.
Hợp đồng Jedi được cho là trọng tâm trong nỗ lực của quân đội Mỹ nhằm đẩy phần lớn các hoạt động điện toán ra khỏi các dịch vụ vật lý và chuyển sang đám mây. Nhưng quá trình này gây nhiều tranh cãi và bị trì trệ. Khi phát sinh khiếu nại từ Oracle, một trong những nhà thầu không qua được bước sơ tuyển đã kháng cáo lại quyết định chỉ đưa Microsoft và Amazon vào danh sách ngắn.
Khi chính quyền của Donald Trump cuối cùng đưa ra quyết định trao hợp đồng cho Microsoft, điều này lại dẫn đến một kháng nghị pháp lý từ Amazon, với cáo buộc quy trình bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.
Amazon đã nộp đơn kháng cáo vào năm 2019, nhưng Microsoft cho biết hôm thứ ba rằng, họ dự kiến quy trình pháp lý sẽ kéo dài thêm một năm nữa.
Microsoft cũng kêu gọi cải cách hệ thống cho phép các công ty phản đối các quyết định ký hợp đồng của chính phủ, vì cáo buộc Amazon đã “trì hoãn” trong nhiều năm ảnh hưởng đến các nâng cấp công nghệ quan trọng để bảo vệ quốc gia”.
Nguồn: Financial Times