Vào thứ 3, chứng khoán Mỹ đứng trước thảm hại của việc cổ phiếu bị bán tháo hơn 2%. Tuy vậy vẫn không làm lung lay niềm tin của JPMorgan, ông vẫn nuôi kỳ vọng vào chỉ số S&P 500 sẽ tăng vọt vào cuối năm.
Cụ thể, chiến lược gia cổ phiếu Mỹ tại JPMorgan là Dubravko Lakos – Bujas đã tăng mục tiêu giá S&P 500 năm nay của họ từ 4.400 lên 4.600, thể hiện mức tăng tiềm năng 8% so với cuối ngày thứ 2. Theo đó, ông Lakos hiện kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu (EPS) của S&P 500 vào năm 2021 sẽ chạm mức 205 USD.
Theo báo cáo ngày thứ 3, ông vẫn không từ bỏ ý định thiết lập mục tiêu đối với chứng khoán và cho rằng những lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế chậm lại là còn “quá sớm và quá mức”. Mặc dù lợi suất trái phiếu giảm, ngân hàng vẫn kiên trì với những giải pháp của mình cho thấy sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 chỉ đang ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, ông Lakos lại không hề lo ngại về các biện pháp ngăn chặn sự gia tăng ca nhiễm do tốc độ lây lan của biến thể Delta. Ông cho rằng, mặc dù làn sóng các ca nhiễm đang tăng cao, nhưng số ca tử vong và nhập viện vẫn ở mức thấp và việc tiến hành quản lý tiêm vắc-xin sẽ giúp chống lại biến thể này.
Chính vì thế, việc mở cửa lại nền kinh tế không phải là một sự kiện mà là một quá trình, theo quan điểm của chúng tôi quá trình đó vẫn chưa được tiến hành. Ông Lakos hy vọng rằng “chỉ số S&P 500 nên được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng thu nhập một cách mạnh mẽ và kéo dài khả năng hoàn vốn cho đến năm 2023”.
Trước tình hình đó, ông Lakos vẫn giữ quan điểm của mình khi thu nhập doanh nghiệp vẫn còn thiếu hụt so với các ước tính đồng thuận*, dẫn đến việc đòi hỏi những nỗ lực gấp rút trong tháng tới để điều chỉnh lại mức thu nhập khả quan hơn. Lakos hiện kỳ vọng chỉ số EPS của S&P 500 vào các năm 2021, 2022 và 2023 sẽ chạm mốc lần lượt là $205, $230 và $250.
*Ước tính đồng thuận: là con số được tính dựa trên những đánh giá kết hợp của các nhà phân tích về một công ty đại chúng. Những số liệu này thường được lập cho mỗi quý, năm tài chính hiện tại và năm tài chính tiếp theo.
Ông giải thích “Bởi lẽ có sự điều chỉnh này phần lớn là do việc mở cửa toàn cầu trở lại bị trì hoãn và ràng buộc để giải phóng nhu cầu dồn nén, bổ sung hàng tồn kho, tăng lợi nhuận cho các công ty năng lượng và thực hiện các chính sách về chăm sóc trẻ em, cơ sở hạ tầng,…”.
Bên cạnh đó JPMorgan cũng tin rằng, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ việc các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phiếu (share buybacks) tăng lên, từ đó vốn sẽ vượt qua mức kỷ lục, hình thành một môi trường lãi suất thấp và củng cố người tiêu dùng.
Các nhà đầu tư dường như đồng tình với những đánh giá trên của ông Lakos, khi chứng kiến phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu gần như đã phục hồi tất cả các khoản thua lỗ của ngày thứ 2 vừa qua. Tiêu biểu là chỉ số S&P 500 đã tăng 1,5% tại thời điểm công bố.
Nguồn: Markets Insider