Vào thứ 3, chứng khoán Mỹ rực sắc đỏ, ngược lại lợi suất trái phiếu tăng khi các nhà đầu tư “rút lui” bởi một báo cáo lạm phát và báo cáo thu nhập từ một số ngân hàng lớn.
Cụ thể, giao dịch biến động trong nửa ngày cuối phiên giao dịch với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn. Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều đã “từ bỏ” mức tăng ban đầu, nhuộm đỏ sàn cùng với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vốn đã bị cản trở bởi cổ phiếu Boeing (hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Illinois) đang sụt giảm.
Các nhà phân tích đã chỉ ra lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ là yếu tố chính ẩn sau sự suy thoái của giá cổ phiếu và trái phiếu, lợi tức trái phiếu giảm khi giá tăng. Bộ Lao động cho biết, chỉ số giá tiêu dùng của tháng 6 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất trong 12 tháng kể từ tháng 8/2008.
Theo Cục Dự trữ Liên bang, sự gia tăng này gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư và các nhà phân tích, vì họ đã dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng sẽ dịch chuyển chậm hơn một chút. Tuy nhiên, cổ phiếu vẫn tăng hầu hết vào sáng thứ 3, dẫn đầu bởi cổ phiếu của các công ty công nghệ, khi một số nhà đầu tư cho rằng giá tiêu dùng tăng mạnh là kết quả của những bước nhảy vọt về giá xe ô tô đã qua sử dụng và giá vé máy bay và sẽ chỉ là tạm thời.
Theo thông tin cho thấy, dữ liệu lạm phát nhấn mạnh sự gia tăng giá rộng hơn trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả tiền thuê nhà, điều này thể hiện nền kinh tế có thể đang trên đà phát triển quá nhanh trừ khi Fed nâng lãi suất sớm hơn. Các nhà phân tích của Jefferies lưu ý rằng, dữ liệu của tháng 6 cho thấy chỉ số CPI lõi tăng liên tiếp 3 tháng, tình hình hiện tại giống với lạm phát từ những năm 1980 vậy.
Ngoài ra, họ còn cho biết thêm: “Điểm mấu chốt là báo cáo hôm nay cho thấy sức mạnh và sự dai dẳng của áp lực lạm phát. Với tình trạng khan hiếm hàng tồn kho nghiêm trọng và nhu cầu tiêu thụ không có dấu hiệu giảm đi, thì việc chỉ tưởng tượng rằng những áp lực này sẽ giảm bớt trong thời gian tới cũng thật khó giải quyết”.
Tuy nhiên, những lo ngại lạm phát đó đã kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 3 vào đầu giờ chiều, sau khi nhu cầu đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm không còn “náo nhiệt” nữa. Các nhà phân tích kết nối sự kích thích và phản ứng của các nhà đầu tư đối với sự gia tăng lạm phát, một số người tin rằng lợi suất thấp hơn đáng lẽ phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản về kinh tế.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng lên 1,415% sau cuộc đấu giá và hầu hết cổ phiếu đều giảm. S&P 500 giảm 15,42 điểm – tương đương 0,4% xuống 4369,21, Dow giảm 107,39 điểm – tương đương 0,3% xuống 34888,79 và Nasdaq giảm 55,59 điểm – tương đương 0,4% xuống 14677,65.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường có xu hướng nhạy cảm với việc tăng lãi suất nên đã giảm sâu hơn gần 2%.
Trước tình hình đó, Matt Peron – giám đốc nghiên cứu của Janus Henderson Investors cho biết thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng, nền kinh tế sẽ có cơ hội mở rộng trong tương lai gần và do đó, thiết lập này là để thị trường tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm nay”.
Vào thứ 3, trong số 11 ngành cổ phiếu chính của S&P 500, hết 10 ngành cổ phiếu đã giảm. Cổ phiếu công nghệ trong chỉ số này giữ mức tăng 0,4% khi cổ phiếu của Apple , Microsoft và các hãng khác ghi nhận những bước tăng trưởng khá “khiêm tốn”.
Những con số đó tăng lên để bù đắp bởi sự sụt giảm của hầu hết các phần còn lại của thị trường. Cổ phiếu tài chính được coi là một trong những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi các nhà đầu tư đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh từ một số ngân hàng lớn.
Cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 2,35 USD – tương đương 1,5%, xuống 155,65 USD khi ngân hàng bắt đầu mùa “bội thu” bằng cách thông báo lợi nhuận quý II tăng hơn gấp đôi trong khi doanh thu thị trường giảm. Cổ phiếu Goldman Sachs giảm 4,52 USD – tương đương 1,2% xuống 375,98 USD, sau khi ngân hàng này báo cáo lợi nhuận vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích. Và ngân hàng First Republic Bank – ngân hàng thương mại và quản trị tài sản/công ty quỹ tại Mỹ ít thay đổi hơn sau khi họ thông báo lợi nhuận tăng trong quý II.
Trong khi đó, PepsiCo cũng tăng 3,45 USD – tương đương 2,3% lên 152,96 USD sau khi “gã khổng lồ thực phẩm và đồ uống” báo cáo doanh thu.
Mặt khác, cổ phiếu của Boeing đã kéo chỉ số Dow xuống thấp hơn nữa sau khi công ty cho biết các vấn đề về lỗi sản xuất của họ sẽ dẫn đến việc giao hàng máy bay 787 Dreamliner bị chậm trễ hơn nữa. Theo đó, cổ phiếu Boeing giảm 10,09 USD – tương đương 4,2% xuống 228,20 USD.
Hôm thứ 2, Virgin Galactic giảm 2,93 USD – tương đương 7,2% xuống 37,76 USD, làm tăng thêm khoản lỗ 17% diễn ra sau khi công ty du lịch vũ trụ cho biết họ có thể bán tới 500 triệu USD cổ phiếu.
Xem thêm: Virgin Galactic giảm 17% khi đệ đơn bán 500 triệu USD cổ phiếu

Ở nước ngoài, Stoxx Europe 600 đóng cửa với giá ít thay đổi. Tại châu Á, các chỉ số đều tăng, ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,5% trong khi ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng 1,6% và Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5%.
Nguồn: The WSJ