Robinhood (công ty dịch vụ tài chính của Mỹ) tiết lộ trong hồ sơ S-1 của mình rằng: Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh khám xét điện thoại di động của Giám đốc điều hành Vlad Tenev.
Trong đó, hồ sơ S-1 là một trong những cái nhìn toàn diện đầu tiên về tài chính của Robinhood. Vào năm 2020, doanh thu của công ty đã tăng 245% lên mức 959 triệu USD, đảo ngược các khoản lỗ để đạt lợi nhuận 6,3 triệu USD. Mặc dù vậy, quý đầu tiên của năm 2021 Robihood phải chịu khoản lỗ tới 1,4 tỷ USD trong bối cảnh kinh doanh bán lẻ.
Vào thứ Năm, công ty đã công khai nộp hồ sơ IPO (IPO – hành động chào bán chứng khoán, tung cổ phiếu lên sàn lần đầu tiên cho công chúng) và liệt kê lệnh khám xét điện thoại di động cá nhân của Tenev. Đây là một yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư muốn mua cổ phần của công ty.
Trước đó vào đầu năm nay, công ty Robinhood đã nhận được một số yêu cầu về thông tin và lời khai, cũng như yêu cầu toà án tạm thời hạn chế giao dịch của Vlad Tenev.
Đồng thời, doanh nghiệp này cũng bật mí họ đang tham gia vào nhiều vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề này và tuân thủ các yêu cầu liên quan của pháp luật.
Công ty Robinhood còn cho biết thêm trong hồ sơ S-1 của mình với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ: “Những thủ tục tố tụng này có thể khiến chúng tôi bị phạt, chịu tiền phạt và các khoản thanh toán bằng tiền liên quan. Sự việc này còn tăng cường sự giám sát, hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc yêu cầu thay đổi phương thức kinh doanh của chúng tôi.”

Không chỉ vậy, vào tháng 1 Robinhood đã bị giám sát chặt chẽ trước khi tạm thời hạn chế giao dịch 13 cổ phiếu, bao gồm cả GameStop và AMC. Trong hồ sơ của mình, công ty còn nói thêm quyết định hạn chế giao dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của Robinhood và có thể gây ra rủi ro trong tương lai cho các nhà đầu tư.
Vì những lý do riêng nên cuối cùng công ty Robinhood đã dỡ bỏ lệnh cấm nhưng lại nhận được sự chỉ trích mạnh mẽ của công chúng.
Công ty giải thích rằng họ đã hạn chế giao dịch trên các cổ phiếu. Vì yêu cầu ký quỹ bắt buộc của SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ) tăng đột biến nên tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư bán lẻ cũng tăng mạnh khiến công ty không có đủ vốn để trang trải.
Thậm chí, vào thứ Tư Robinhood còn bị cơ quan tự quản lý của ngành chứng khoán – FINRA phạt 70 triệu USD vì gây ra sự cố hệ thống và hiểu lầm cho khách hàng.
Vì thế, trong hồ sơ công khai của mình, công ty cho biết lo ngại họ có thể sẽ phải chịu các khoản phạt tương tự trong tương lai.
Nguồn: INSIDER