Rất nhiều cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn tuột mất sự “ưu ái“
Trong năm nay, giá cổ phiếu Facebook (FB) đã tăng gần 30%, hiện tại “gã khổng lồ” trong mảng truyền thông xã hội của Mark Zuckerberg có giá trị hơn 1000 tỷ đô la. Nhưng đây không phải là sự kiện lớn duy nhất của Nasdaq đạt được những cột mốc mới.

Vào tuần trước, Microsoft (MSFT) lần đầu tiên đứng đầu với mốc định giá 2000 tỷ đô la, xếp ngang hàng với Apple trong ngôi vị độc tôn. Theo sau đó là Amazon (AMZN) với vốn hóa thị trường đạt gần 1.800 tỷ đô la và Alphabet- chủ sở hữu Google (GOOGL) được định giá khoảng 1.600 tỷ đô la, cũng đang gần đạt mốc 2000 tỷ đô la một cách có hiệu quả.
Vào đầu năm, các công ty công nghệ lớn có phần tụt hậu hơn so với các lĩnh vực khác, khi trên phố Wall dường như đặt cược rằng các cổ phiếu có giá trị, cuối cùng sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng. Nhưng các nhà đầu tư không hề lo lắng rằng cổ phiếu công nghệ tăng trưởng chậm lại bất cứ lúc nào, bất chấp lo ngại kéo dài về việc gia tăng quy định mà các nhà lập pháp ở Mỹ và các nước đang cố gắng áp đặt.
Tất cả đều nói rằng, cái gọi là FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix (NFLX) và Google) cộng với Microsoft và Tesla (TSLA) thực sự có giá trị 9,6 nghìn tỷ đô la. Con số này chiếm khoảng 25% trong toàn bộ thị trường trị giá 38,4 nghìn tỷ đô la, của tất cả các tập đoàn trong S&P 500. Có thể không còn bao lâu nữa, trước khi FAANG được phân chia ra (hay còn gọi là Magnificent Seven of the Nasdaq) thì sẽ đạt được tcon số 10 nghìn tỷ đô la.

Một số người cho rằng, chip “khổng lồ” Nvidia (NVDA), hiện đang là công ty chế tạo và thiết kế chất bán dẫn có giá trị lớn nhất ở Hoa kỳ, cũng nằm trong nhóm công nghệ cao cấp này. (Đơn giản chỉ cần đặt tên cho chúng là FAANNGs?)
Nvidia có định giá thị trường chỉ dưới 500 tỷ USD. Vì vậy, nếu thêm nó vào “Magnificent Seven of the Nasdaq”, thì chúng ta sẽ có tám tập đoàn công nghệ và có giá trị khoảng 10,1 nghìn tỷ USD.
Trường hợp thị trường tăng giá còn kéo dài hơn cho “Big Tech”
Cuộc chạy đua này dường như còn lâu mới kết thúc.
Chad Oviatt, Giám đốc quản lý đầu tư tại Huntington Private Bank, sở hữu Microsoft, Apple, Alphabet và Amazon cho biết: “Các công nghệ lớn thường có tuổi thọ cao và có thể dẫn đầu ngay cả khi có sự luân chuyển sang các lĩnh vực khác của thị trường.
Oviatt lưu ý rằng, lãi suất trái phiếu dài hạn còn mở mức tương đối thấp, những “gã khổng lồ” công nghệ sẽ sẵn sàng vay tiền mặt với giá trị thấp để tài trợ cho các giải pháp thay thế phát triển trong tương lai ví dụ như mua lại, nghiên cứu và cải tiến.
Ông còn nói thêm rằng, những điều chỉnh về hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp lâu dài có thể sẽ mang lại lợi nhuận cho nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu. Nhiều người làm việc theo lịch trình đã sắp xếp sẵn, hoặc cố định, và thậm chí là có xu hướng làm việc ở nhà.
Ngoài ra, Oviatt còn đề cập đến việc các công ty công nghệ lớn cũng có thể hưởng lợi từ kế hoạch chi tiêu thêm vào cơ sở hạ tầng ở Washington, đặc biệt là khi chính phủ có ý định đầu tư vào việc xây dựng công nghệ 5G không dây.
Bên cạnh đó, một chiến lược gia khác cũng đồng ý rằng, việc thể hiện rõ ràng các khoản thu nhập và tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực công nghệ sẽ góp phần tạo ra động lực cho các cổ phiếu công nghệ hàng đầu.
Jim Baird, giám đốc tài trợ của Plante Moran Financial Advisors, đề cập: “Công nghệ vẫn là một trò chơi tốt đối với nhiều nhà đầu tư và là một phần quan trọng của danh mục đầu tư dài hạn. “Chúng tôi sẽ không khuyên mọi người chuyển ra khỏi lĩnh vực công nghệ vì ở đó có một số tên tuổi lớn.”
Baird còn nói thêm, ông ấy không quá lo lắng về việc đã quá muộn để các nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực công nghệ, mà chủ yếu là bởi vì lợi nhuận của các công ty công nghệ đang tăng khá nhanh để chứng minh cho giá cổ phiếu của họ. Ông cũng cho rằng, những suy nghĩ về việc mức giá cả này cao đối với các công ty công nghệ là những suy nghĩ không đúng. Nguyên nhân chủ yếu là vì nền kinh tế và thu nhập đã được phục hồi rất mạnh sau đợt giảm giá của mùa xuân và mùa hè năm ngoái.
Theo cnn.com