Làn sóng yêu nước sử dụng hàng nội địa càng được dâng cao, bởi cuộc tranh cãi về việc cưỡng ép lao động làm bông vải ở Tân Cương. Điều này đang giúp cổ phiếu của các nhà sản xuất đồ thể thao Trung Quốc tăng vượt trội so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu.
Cụ thể, sự ủng hộ của người tiêu dùng Trung Quốc để đối phó với các vấn đề nhân quyền bị cáo buộc ở khu vực Tân Cương đã thúc đẩy một số nhà sản xuất giày thể thao ngay tại địa phương tăng khoảng 275% trong năm nay. Một công cụ phân tích của Bloomberg cho thấy, cổ phiếu hàng may mặc và bán lẻ niêm yết tại Hồng Kông đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2015. Trong khi đó, cổ phiếu Nike và Adidas chỉ tăng chưa đến 15%.
Mặt khác, căng thẳng địa chính trị càng tăng do cáo buộc cưỡng bức lao động ở Tân Cương đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các công ty toàn cầu đang cố gắng hoạt động tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, các công ty như Anta Sports Products và Li Ning ở phương Tây vẫn đang “giải cứu” và tiếp tục sử dụng bông vải Tân Cương. Trong khi các thương hiệu nước ngoài đang bày tỏ lo ngại và tuyên bố sẽ không nhập sản phẩm được sản xuất tại khu vực này nữa.

Catherine Lim – nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence cho biết: “Chắc chắn vẫn tồn tại một sự tiếc nuối đối với người tiêu dùng Trung Quốc kể từ khi xảy ra cuộc tẩy chay bông vải Tân Cương”. Cô nói thêm, tuy nhiên vấn đề này đã giúp nâng tầm các thương hiệu “cây nhà lá vườn” như Anta và Li Ning.
Trước tình hình đó, Nike gần đây đã công bố kết quả tốt hơn mong đợi khi các sự kiện thể thao và chi tiêu của người tiêu dùng có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, Nike – nhà đầu tư 250 tỷ USD của Mỹ vẫn đang gặp khó khăn ở Trung Quốc, nơi mà doanh số của các thương hiệu phương Tây đã hạ nhiệt kể từ tháng 3. Họ lo ngại rằng, người tiêu dùng sẽ chuyển từ sở thích hàng nội địa Mỹ sang các sản phẩm của Trung Quốc có thể sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, hơn nữa khó khăn lớn nhất khi chính Anta sẽ là nhà tài trợ chính thức.
Steven Leung – giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian (Hong Kong) cho biết: “Tâm lý mua hàng tại các thương hiệu “cây nhà lá vườn” sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn, giá cổ phiếu của Li Ning và Anta sẽ tiếp tục nhảy vọt”.

Anta – công ty sở hữu quyền đối với thương hiệu Fila trong khu vực, đã leo lên một loạt mức cao kỷ lục, đẩy giá trị thị trường của công ty lên hơn 60 tỷ USD. Bên cạnh đó, Li Ning – một công ty được thành lập bởi một vận động viên thể dục dụng cụ giành huy chương vàng tại Olympic đã chứng kiến cổ phiếu của công ty xuất sắc tăng hơn 65%.
Chưa dừng lại ở đó, doanh thu của các đối thủ nhỏ hơn thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, khi công ty 361 Degrees và công ty Xtep đã tăng hơn gấp ba lần.
Ông Leung cảnh báo rằng, bức tranh màu hường này có thể thay đổi sau khi họ công bố thu nhập 6 tháng đầu năm, vì các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cổ phiếu rẻ hơn nhưng một số cổ phiếu đồ thể thao của Trung Quốc có vẻ khá đắt đỏ. Cổ phiếu Li Ning đang giao dịch ở mức gấp 55 lần thu nhập ước tính trong 12 tháng tới, trong khi cổ phiếu Anta cũng ở mức gấp 44 lần. Không ngoại lệ, giá cổ phiếu Nike và Adidas giao dịch gấp khoảng 35 lần.
Nguồn: Bloomberg