Cổ phiếu châu Á chỉ theo sau chứng khoán Mỹ đã “nhuộm đỏ sàn” vào thứ 6, do sự lo lắng không ngừng rằng sự lây lan của các biến thể Covid-19 đặc biệt là chủng mới Delta có thể cản trở sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Trái phiếu kho bạc cũng sụt giảm trầm trọng.
Tại Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc, giá cổ phiếu không có dấu hiệu tăng. Mặt khác, hợp đồng tương lai ổn định ở Hồng Kông, còn nơi được ví như thước đo của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng giảm. Các hợp đồng của Mỹ biến động sau khi S&P 500 và Nasdaq 100 rút khỏi kỷ lục. Các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng về kinh tế như công nghiệp và vật liệu đã khiến Phố Wall giảm điểm.
Trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ chủ yếu giữ nguyên trong tuần này. Lần đầu tiên kể từ tháng 2, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm giảm xuống dưới 1,9%.
Kỳ vọng lạm phát tiếp tục giảm và đồng đô la Mỹ suy yếu. Vì thế, các nhà giao dịch ở châu Á sẽ tập trung vào việc công bố nhiều dữ liệu giá hơn từ Trung Quốc trong phiên này.

Marvin Loh – chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại State Street, cho biết: “Lạm phát không chỉ đòi hỏi sự gia tăng liên tục trong tăng trưởng, mà cần có một thành phần tài khóa (hay “fiscal” là một công cụ nhằm tác động vào kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ). Và chúng tôi ý thức được việc thực hiện một số biện pháp đẩy mạnh tài khóa đó là hết sức khó khăn”.
Các chương trình kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương là ưu tiên hàng đầu đối với các thị trường trong bối cảnh lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng về mảng sức khỏe có thể đạt đến đỉnh điểm, khi sự lây lan của biến chủng vi rút ngày càng gia tăng nhiều hơn, buộc phải hạn chế hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang cân nhắc việc giảm 120 tỷ USD để mua trái phiếu hàng tháng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng đã sẵn sàng mở rộng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.
Hôm thứ 5, một bản đánh giá trong 18 tháng được công bố, các nhà hoạch định chính sách của ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu) đã nâng mục tiêu lạm phát lên 2% và cho biết, họ sẽ chấp nhận mức tăng vọt vừa phải. Tại Trung Quốc, các nhà chức trách đã báo hiệu rằng họ có thể sớm mở ra nhiều đợt hỗ trợ hơn cho nền kinh tế, tuy nhiên sự phục hồi từ đại dịch có thể yếu hơn so với tốc độ lây lan của tình hình dịch bệnh hiện tại.
Trong một diễn biến khác, giá dầu tăng trở lại sau khi một báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho đang giảm nhanh chóng và nhu cầu nhiên liệu tăng cao kỷ lục. Bitcoin đã giảm trở lại về cuối ngày giao dịch trong bối cảnh giá tiền điện tử có dấu hiệu đi xuống.
Về ngành y tế, Pfizer có kế hoạch yêu cầu Hoa Kỳ cấp phép khẩn cấp vào tháng 8 cho vắc-xin tăng cường đợt 3 trong đại dịch COVID-19, họ tự tin rằng vắc-xin này sẽ có hiệu quả chống lại biến thể delta độc lực hơn.
Nguồn: Bloomberg