Trong thế giới kỹ thuật số không ngừng thay đổi và đầy biến động, Cloud Engineer đã nhanh chóng trở thành một trong những vị trí then chốt - góp phần không nhỏ vào sự thành công của các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy, Cloud Engineer là gì và những kỹ năng nào tạo nên một Cloud Engineer xuất sắc? Hãy cùng Renova Cloud tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Cloud Engineer là gì?
Cloud Engineer (hay Kỹ thuật đám mây), một lĩnh vực không thể thiếu trong thời đại công nghệ số - đóng vai trò trong việc thiết lập, quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng máy tính.
Không chỉ là nền tảng cho việc phát trực tuyến nội dung giải trí hay nghe nhạc, công nghệ đám mây còn là chìa khóa cho hàng loạt dịch vụ công nghệ hiện đại khác. Cloud Engineer sử dụng nguyên tắc kỹ thuật chuyên sâu để thiết lập các hệ thống hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng và doanh nghiệp.
Là một Cloud Engineer, bạn sẽ chịu trách nhiệm giám sát hệ thống đám mây hoạt động trơn tru nhất thông qua việc lưu trữ, quản lý dữ liệu và liên tục cập nhật phần mềm dưới dạng SaaS, PaaS và IaaS (Renova Cloud sẽ nói rõ hơn trong phần bên dưới).
Cloud Engineer sẽ làm những công việc gì?
Cloud Engineer sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng đám mây. Các công việc chính của họ có thể bao gồm:
1. Xây dựng và triển khai hệ thống đám mây
Cloud Engineer đảm nhận việc xây dựng và triển khai các giải pháp đám mây tùy chỉnh, đáp ứng chính xác nhu cầu đặc thù của mỗi tổ chức.
Họ không chỉ thiết kế cơ sở hạ tầng đám mây vững chắc mà còn tạo dựng các môi trường ảo hóa linh hoạt, đồng thời cấu hình tài nguyên mạng để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
2. Quản lý hệ thống đám mây
Cloud Engineer có trách nhiệm bảo trì và quản lý hệ thống đám mây, nhằm đảm bảo hoạt động luôn ổn định và hiệu quả. Công việc của họ bao gồm việc giám sát, tối ưu hóa tài nguyên đám mây và điều chỉnh quy mô hệ thống linh hoạt (mở rộng hay thu hẹp) theo nhu cầu thực tế, đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu suất và chi phí.
3. Bảo mật hệ thống đám mây
Kỹ thuật đám mây đưa ra các giải pháp phù hợp để bảo vệ hệ thống đám mây khỏi các nguy cơ an ninh mạng. Họ tập trung triển khai các biện pháp bảo mật chặt chẽ, bao gồm xác thực và ủy quyền người dùng, mã hóa dữ liệu cùng với việc giám sát liên tục lưu lượng mạng. Điều này giúp họ nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi mối đe dọa, đảm bảo môi trường đám mây luôn an toàn và đáng tin cậy.
4. Hỗ trợ và tư vấn
Cloud Engineer còn là cầu nối giữa các bộ phận khác trong tổ chức và người dùng trong việc khai thác và sử dụng hệ thống đám mây. Họ hỗ trợ tư vấn và giải đáp các vấn đề về kỹ thuật, đồng thời cung cấp hướng dẫn và giải pháp cụ thể để tận dụng tối đa tiềm năng của đám mây.
5. Nâng cấp và mở rộng hệ thống đám mây
Các Kỹ thuật đám mây không ngừng tìm tòi và ứng dụng những đột phá công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đám mây để nâng cao hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống. Họ tối ưu hóa mọi khía cạnh của hệ thống đám mây, đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp một nền tảng công nghệ vững chắc, linh hoạt và tiên tiến.
Những kỹ năng cần có của một Cloud Engineer
Để trở thành một Cloud Engineer giỏi, bạn cần trang bị một loạt kỹ năng đa dạng để đối phó với thách thức liên tục thay đổi trong lĩnh vực công nghệ đám mây. Dưới đây là những kỹ năng chính cần thiết:
1. Hệ điều hành Linux
Trong môi trường công nghệ hiện đại, các ứng dụng như API và Web Services thường được triển khai và chạy trên nền tảng hệ điều hành Linux. Điều này đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức sâu về Linux để quản lý và vận hành các Linux Server hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng phải hiểu về Middleware (phần mềm trung gian để kết nối các thành phần trong hệ thống, services hay phần mềm), thường được sử dụng với Application.
Các Middleware như NGINX hay HAProxy là những công cụ quan trọng trong việc tối ưu hóa và đảm bảo hiệu suất cao cho các ứng dụng chạy trên Linux.
2. Container, Container Orchestration
Container và các công nghệ (Kubernetes, Docker) là những kiến thức cốt lõi mà một Cloud Engineer phải nắm rõ.
Container là một công nghệ đóng gói ứng dụng cùng các dependencies cần thiết để chạy Application. Docker được sử dụng để xây dựng, quản lý và chạy Container ở trên môi trường dev.
Khi triển khai Container lên các dịch vụ Cloud, việc sử dụng các công cụ Container Orchestration như Kubernetes là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dịch Serverless Computing để xây dựng Container trên các Cloud Platform.
3. Ngôn ngữ lập trình
Cloud Engineer phải thành thạo ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình bậc cao như Go, Java hay Python. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tự viết được các ứng dụng liên kết (phổ biến nhất là Web Services hay API) với dịch vụ Cloud.
Ngoài ra, bạn phải am hiểu các khái niệm liên quan tới Software Development như Agile, Scrum, Source Code Version Control…
4. Cloud Automation
4.1 DevOps
Việc hiểu rõ và vận hành các nguyên lý DevOps trong quá trình xây dựng và chạy phần mềm, là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ Cloud Engineer cũng phải có.
4.2 CI/CD
Bạn cần nắm rõ Continuous Delivery và Continuous Integration giúp tăng cường quá trình xây dựng sản phẩm/phần mềm chất lượng nhất tới người dùng.
Bạn có thể sử dụng các công cụ CI/CD để tự động hóa các quy trình phát triển phần mềm và quản lý Infrastructure hiệu quả hơn.
4.3 Infrastructure as Code
Công cụ này đóng vai trì duy trì sự động nhất giữa các môi trường Canary, Staging và Production sử dụng code.
Việc kết hợp giữa Cloud Computing và Infrastructure As Code sẽ giúp bạn cung cấp cơ sở hạn tầng nhanh hơn. Khi cần thay đổi thiết lập của Infrastructure, bạn chỉ cần thay đổi code và deploy là xong.
5. Networking, Internet Protocols
- Có kiến thức về: IP Address, Firewall, CIDR.
- Protocol: TCP/IP, SSL, HTTP/HTTPS.
- Các dịch vụ: DNS, CDN.
Đây là những kiến thức quan trọng giúp bạn dễ dàng thiết kế Networking cần thiết cho các ứng dụng chạy trên Cloud.
Nhìn chung, Networking trên Cloud sẽ đơn giản hơn trên môi trường On-premise, giúp Cloud Engineer tối ưu thời gian triển khai khi làm việc trực tiếp với Switch, Router.
6. Cloud Computing Platform
Những Kỹ thuật phần mềm phải có kinh nghiệm thực tiễn đối với các Cloud Provider hoạt động trong thị trường lớn như Microsoft Azure, GCP hay AWS.
Vì bạn phải thiết kế và thường xuyên sử dụng các dịch vụ trên Cloud Computing Platform liên quan tới Network, Storage và Server. Ngoài ra, bạn phải đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với hệ thống.
Thực tế, không phải ai cũng có cơ hội làm việc trực tiếp với Cloud Computing. Do đó, bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:
- Tận dụng mọi cơ hội để tham gia vào các dự án liên quan đến Cloud Computing từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời, đăng ký đăng ký các khóa học Reno Leap DevOps Bootcamp và đăng ký tài khoản trên các Cloud Computing Platform để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp DevOps & Điện toán đám mây của mình.
7. Database/Storage
Phát triển các kỹ năng liên quan tới dữ liệu như NoSQL hoặc RDBMS. Trong đó:
- NoSQL: MongoDB hoặc Cassandra.
- RDBMS: MySQL hoặc PostgreSQL.
Hầu hết các dịch vụ Cloud Computing đều cung cấp giải pháp liên quan đến dữ liệu dựa trên NoSQL hoặc RDBMS. Đây cũng là kiến thức quan trọng giúp bạn duy trì và vận hành dữ liệu hiệu quả.
Tiếp theo, đối với Storage sẽ có 3 loại chính gồm:
- Object Storage.
- File Storage.
- Block Storage.
Việc hiểu rõ về các loại Storage sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống của mình.
8. Hiểu biết về các nhà cung cấp đám mây
Hiểu rõ sự đa dạng trong các tính năng kỹ thuật và thực tiễn của dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau là chìa khóa giúp Cloud Engineer nâng cao kiến thức và trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
Sự am hiểu này không chỉ mở rộng hiểu biết chuyên môn mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp họ linh hoạt và thích ứng nhanh với môi trường công nghệ đa dạng và không ngừng thay đổi.
9. Bảo mật và phục hồi
Ngày nay, bảo mật đám mây trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và chiến lược bảo mật chặt chẽ không chỉ bảo vệ dữ liệu mà còn tối ưu hóa hiệu suất, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
10. Dịch vụ web và giao diện lập trình ứng dụng (API)
Cloud Engineer cần am hiểu các tiêu chuẩn mở, chẳng hạn như SOAP (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản), WSDL (Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web), XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) và UDDI (Mô tả chung, khám phá và tích hợp), cùng với khả năng thiết kế API hiệu quả.
Làm thế nào để trở thành Cloud Engineer chuyên nghiệp?
Để trở thành một Cloud Engineer chuyên nghiệp, bạn cần theo đuổi một quá trình học tập và phát triển kỹ năng liên tục theo 5 bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Có bằng Đại học
Có một nền tảng giáo dục chính quy là vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật. Nếu bạn muốn trở thành Cloud Engineer giỏi, thì phải đạt được bằng Đại học trong ngành khoa học máy tính hoặc các lĩnh vực liên quan.
Bằng cấp không chỉ tạo ấn tượng tốt trên hồ sơ xin việc, giúp bạn nổi bật giữa đám đông và thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng trong ngành.
Bước 2: Thành thạo nền tảng điện toán đám mây
Để trở thành một Cloud Engineer chuyên nghiệp, bạn phải thành thạo ít nhất một trong ba nền tảng đám mây hàng đầu là: AWS, Azure hoặc GCP (Google Cloud Platform).
Có rất nhiều nguồn tài liệu bạn có thể tìm thấy trên internet, như video trên YouTube, bài viết giáo dục và các khóa học trực tuyến để nâng cao kiến thức.
Đối với AWS, các chứng chỉ có thể được chia thành bốn hạng mục:
- Cơ bản (Foundation).
- Trung cấp (Associate).
- Chuyên nghiệp (Professional).
- Chuyên gia (Specialty-level).
Hầu hết các nền tảng đám mây đều cung cấp dịch vụ miễn phí. Điều này rất hữu ích khi bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp mới hoặc di chuyển khối lượng công việc của mình sang các đám mây dựa trên nhu cầu kinh doanh và ROI mong muốn.
Bước 3: Am hiểu ít nhất một ngôn ngữ lập trình
Khác với các ngôn ngữ lập trình đa năng như C và C++, điện toán đám mây đòi hỏi những ngôn ngữ lập trình hướng dữ liệu hơn, chẳng hạn như Clojure, Python và Java. Để thành thạo những ngôn ngữ này, bạn có thể tham khảo các blog, video, lớp học trực tuyến/trực tiếp và nhiều nguồn tài nguyên miễn phí khác.
Bước 4: Đạt được các chứng chỉ liên quan
Việc sở hữu các chứng chỉ chuyên môn là điều cần thiết để chứng minh kiến thức và kỹ năng của Cloud Engineer. Các chứng chỉ phổ biến bao gồm:
- Chứng chỉ của AWS: Cloud Practitioner, Solutions Architect, Developer, SAP on AWS, and SysOps Administrator.
- Chứng chỉ của Google Cloud Platform: Professional Cloud Architect, Professional Cloud Developer và Professional Cloud Security Engineer
- Chứng chỉ của Microsoft: Azure Developer Associate và Azure Fundamentals.
Bước 5: Chuyên môn hóa
Ngoài việc tích lũy kiến thức về các nền tảng đám mây và thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình, bạn cũng cần hiểu biết về một số khái niệm chủ chốt như:
- Lưu trữ và kết nối mạng:
Bạn cần biết các phương thức khác nhau để lưu trữ dữ liệu và nơi có thể truy cập dữ liệu đó. Điều quan trọng là bạn phải có kinh nghiệm về các dịch vụ mà Azure và AWS cung cấp, như AWS S3 và Azure Storage trong Microsoft Azure. Đồng thời, bạn phải hiểu biết sâu sắc về các khái niệm cơ bản của kết nối mạng.
- Ảo hóa hệ điều hành (Virtualization):
Mặc dù bạn đang sử dụng cơ sở hạ tầng vật lý trong các trung tâm dữ liệu đám mây, nhưng thông thường bạn sẽ cấu hình và quản lý các máy ảo (VMs) chạy trên phần cứng đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu cách thức hoạt động của các VM này trên các mạng ảo trong đám mây, cũng như nắm vững các hệ điều hành Windows và Linux.
- Bảo mật và khắc phục sự cố:
Dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng phải được bảo vệ khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Bạn nên đảm bảo hệ thống luôn được bảo vệ chặt chẽ và sao lưu thường xuyên để tránh các tình huống bất ngờ có thể xảy ra gây mất dữ liệu.
- Dịch vụ Web và DevOps:
Bạn phải hiểu rõ về cách thức điện toán đám mây có thể cung cấp một nền tảng tập trung - nơi có thể thử nghiệm, triển khai và sản xuất cho quá trình tự động hóa DevOps.
Với DevOps, bạn cần am hiểu cách phối hợp giữa đội ngũ vận hành và phát triển. Đây là một điều bắt buộc phải có trong thế giới kỹ thuật số năng động và không ngừng thay đổi.
Hãy trở thành một chuyên gia Cloud Engineer ngay hôm nay!
Công nghệ đám mây đang thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Có đến 80% các tổ chức đang vận hành các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng đám mây như AWS và Azure. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các Cloud Engineer, nhưng kỹ năng làm việc lại là một vấn đề đáng quan ngại!
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia Cloud Engineer hoặc muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đám mây - hãy bắt đầu ngay hôm nay!
Ngoài việc áp dụng các bước nêu trên, bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu về AWS Cloud của Renova Cloud để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc dựa trên các dự án thực tế mà giảng viên cung cấp. Mọi thông tin chi tiết về khóa học, bạn vui lòng liên hệ Renova Cloud để được tư vấn chi tiết!