Trong cuộc đàm phán hôm thứ Năm, các công ty công nghệ lớn cho biết sự đột phá về việc cải cách thuế toàn cầu là một bước để tránh tình trạng chồng chéo các loại thuế quốc gia. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành và các cơ quan thương mại cho rằng họ vẫn cần phải chứng kiến những chế độ thuế đó được xóa bỏ trước khi công nhận thỏa thuận là một thắng lợi.
Hoa Kỳ đảm bảo sự ủng hộ của quốc tế đối với một mức thuế tối thiểu toàn cầu, đây như một phần của việc sửa đổi quy tắc đánh thuế ở các công ty đa quốc gia. Trong hôm thứ Năm, các quan chức từ 130 quốc gia đã gặp nhau và đồng ý về các phác thảo rộng rãi của việc sửa đổi. Đây sẽ là sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thuế toàn cầu trong một thế kỷ.
Một bộ quy tắc được đưa ra cho việc đảm bảo tất cả các công ty có trụ sở tại các quốc gia mà họ hoạt động phải trả mức thuế tối thiểu ít nhất là 15% nhằm giảm nguy cơ tránh thuế.
Một loạt các quy định khác được sửa đổi khi một số công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới phải trả một khoản thuế thu nhập của công ty, ngoại trừ một số ngành được miễn. Ví dụ, hầu hết các công ty khai thác dầu khí lớn đã trả mức thuế cao hơn ở những quốc gia mà họ hoạt động. Và thỏa thuận không bao gồm các dịch vụ tài chính.
Một mức thuế tối thiểu nếu được áp dụng rộng rãi, sẽ làm giảm động lực cho các công ty lớn thành lập các công ty con tại các quốc gia có thuế suất thấp hay còn gọi là “thiên đường thuế”. Theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence, trong mỗi năm năm qua, 20-30 trong số 100 công ty lớn nhất (tính theo vốn hóa thị trường) đã báo cáo mức thuế hiệu suất dưới 15%.
Liệu một số bên ký kết quan trọng nhất trong đó có Hoa Kỳ, có thể thực hiện thỏa thuận hay không? Công cuộc sửa đổi lớn này sẽ cần đến sự ủng hộ của Quốc hội tuy nhiên, điều này sẽ không thể chắc chắn.
Thung lũng Silicon – nơi có nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới và hiện nay ngành công nghiệp đang phải đối mặt với những thay đổi lớn nhất liên quan đến thỏa thuận thuế. Nhìn chung, các công ty đã ủng hộ cho việc sửa đổi ngay cả khi điều này buộc các công ty phải trả nhiều thuế hơn, dù vẫn chưa rõ bao nhiêu.
Các gã khổng lồ công nghệ đã chấp nhận thỏa thuận vì họ cho rằng điều này sẽ loại bỏ một loạt các chế độ thuế riêng biệt đang gia tăng hoặc bị đe dọa ở các quốc gia, bao gồm cả Anh và Pháp.

Ông Nick Clegg Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu và truyền thông tại Facebook cho biết: “Facebook hoan nghênh động lực hướng tới các quy định mới giúp phản ánh nền kinh tế trực tuyến đầy đủ hơn trong doanh thu và kho bạc thuế của các chính phủ. Công ty kỳ vọng sẽ trả nhiều thuế hơn và chắc chắn cho việc thuế ở các quốc gia là khác nhau.”
Sau thông báo hôm thứ Năm, phát ngôn viên của Facebook nói thêm công ty “đánh giá thỏa thuận là bước tiến đáng kể” và “chúng tôi mong muốn các cuộc đàm phán của OECD thành công”.
Tuy nhiên, các nhà vận động hành lang công nghệ vẫn kiên quyết rằng thỏa thuận thuế toàn cầu phải bao gồm việc thu hồi thuế dịch vụ kỹ thuật số, giống như các thỏa thuận được thực hiện ở một số quốc gia châu Âu. Những mức thuế này đã làm dấy lên những lời đe dọa về việc áp thuế trả đũa đối với hàng hóa châu Âu từ Mỹ, làm dấy lên bóng ma về một cuộc chiến thương mại nếu không đạt được một thỏa thuận nào.
Matt Schruers, chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Máy tính & Truyền thông, cho biết: “Ngành công nghiệp mong muốn tham gia vào các vấn đề chi tiết của kế hoạch, kêu gọi các quốc gia loại bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số và từ bỏ kế hoạch áp dụng các biện pháp quốc gia phân biệt đối xử cho các công ty bao gồm Google và Facebook của Alphabet.
Các cuộc đàm phán cuối cùng để đưa ra các chi tiết của quy tắc thuế mới dự kiến sẽ kéo dài cho đến mùa thu. Các công ty cho biết họ có kế hoạch chú ý đến những cuộc đàm phán đó, điều này có thể ảnh hưởng đến cách các quy tắc được thực hiện và những công ty nào có thể phải trả nhiều thuế hơn.
Nguồn: The Wall Street Journal