Việc kiêng ăn với người bệnh trĩ nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu và tránh bệnh nặng hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bệnh trĩ nên ăn gì và lưu ý trong chế độ ăn uống nhé!
Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại
1Mối liên hệ giữa bệnh trĩ nội và chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không thể trị khỏi bệnh trĩ nhưng có thể giúp giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát. Mối liên hệ giữa bệnh trĩ nội và chế độ ăn uống như sau:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp tăng cường hoạt động của ruột và làm mềm phân. Điều này giúp giảm tình trạng táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
- Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước có thể giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho phân và làm dịu các triệu chứng của trĩ.
- Tránh ăn những thực phẩm gây ra táo bón như thực phẩm chế biến có nhiều chất bảo quản và thức uống có cồn.
- Cồn và cà phê có thể làm mất nước trong cơ thể và gây ra táo bón hoặc làm tăng áp lực trên trực tràng.
- Những thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thường làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng táo bón. [2]
Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa bệnh trĩ
2Bệnh trĩ nên ăn gì?
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng cường hoạt động của đường ruột. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón và giảm áp lực lên hậu môn.
Bạn nên uống từ khoảng 40ml/kg nước mỗi ngày (ví dụ người nặng 50kg cần uống khoảng 2L nước). Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nước trái cây, nước rau quả và rau trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Uống nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng cường hoạt động của đường ruột
Các loại đậu, hạt
Các loại đậu, hạt như hạt phỉ, hạt dẻ, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng và đậu xanh là những nguồn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chúng giúp làm mềm phân và tạo thành gel trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Người lớn nên bổ sung từ 21 - 38g chất xơ hàng ngày, tuy nhiên, lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. [3]
Các loại đậu, hạt giúp làm mềm phân và tạo thành gel trong đường tiêu hóa
Ngũ cốc nguyên hạt
Thành phần của ngũ cốc nguyên hạt bao gồm mầm, cám và nội nhũ cung cấp nhiều chất xơ có lợi giúp giảm khả năng mắc táo bón. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm nhiều loại như lúa mạch, ngô, quinoa, gạo lứt, lúa mạch đen nguyên cám và yến mạch. [3]
Gạo lứt giúp tăng cường quá trình tiêu hóa
Bông cải xanh
Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác như súp lơ trắng, cải ngọt, cải xoăn, củ cải và bắp cải đều chứa nhiều chất xơ không hòa tan, đặc biệt là bông cải xanh.
Trong 100g bông cải xanh sống có chứa khoảng 2,5g chất xơ không hòa tan giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón. [3]
Bông cải xanh giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón
Atiso
Atiso là một loại cây có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là inulin có thể tăng số lượng vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột. Một củ atiso trung bình (100g) có chứa khoảng 5g chất xơ. Nhờ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ gây ra. [3]
Atiso có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và làm giảm các triệu chứng khó chịu
Các loại củ
Các loại rau củ như khoai lang, củ cải, củ dền, cà rốt và khoai tây đều giàu chất xơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, đặc biệt phần vỏ chứa nhiều chất xơ nhất.
Thêm vào đó, khoai tây, khoai lang được nấu chín và để nguội có chứa tinh bột đề kháng không thể tiêu hóa qua dạ dày mà lại cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này giúp giảm táo bón và có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ. [3]
Khoai lang giúp giảm táo bón và có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ
Bí đao
Bí đao chứa nhiều chất xơ giúp duy trì tốt các hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh trĩ. Mỗi cốc (205g) bí đao nướng có chứa khoảng 9g chất xơ giúp tăng cường hoạt động của ruột dẫn đến mềm phân và làm giảm táo bón.
Bạn có thể nướng, hấp hoặc luộc bí đao để ăn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm bí đao vào các món canh hoặc salad. [3]
Bí đao giúp duy trì tốt các hoạt động của hệ tiêu hóa
Ớt chuông
Ớt chuông là một loại rau tuyệt vời giúp chữa bệnh trĩ. Mỗi cốc (92g) ớt chuông thái lát mỏng cung cấp gần 2g chất xơ.
Mặc dù không chứa nhiều chất xơ như những loại rau khác, ớt chuông có hàm lượng nước cao lên đến 93% giúp mềm phân và ngăn ngừa tình trạng táo bón kéo dài. [3]
Ớt chuông là một loại rau tuyệt vời giúp chữa bệnh trĩ
Cần tây
Cần tây cung cấp nhiều nước và chất xơ giúp làm mềm phân và tránh tình trạng rặn gây trĩ khi đi cầu.
Một cây cần tây lớn, có chiều dài khoảng 28 - 31cm cung cấp khoảng 1g chất xơ và chứa đến 95% nước. Bạn có thể cắt nhỏ loại rau này để làm món salad, nấu súp hay món hầm. [3]
Cần tây giúp làm mềm phân và tránh tình trạng rặn
Dưa chuột và dưa gang
Dưa chuột và dưa gang đều thuộc họ bầu bí cung cấp chất xơ và nước cho hệ tiêu hóa giúp giảm tình trạng đau khi đi cầu. Bên cạnh đó, khi ăn dưa chuột bạn nên ăn cả vỏ để bổ sung lượng chất xơ cao nhất. [3]
Dưa chuột giúp giảm tình trạng đau khi đi cầu
Trái lê
Lê là một loại quả giàu chất xơ, mỗi quả lê có chứa gần 6g chất xơ, đáp ứng khoảng 22% nhu cầu chất xơ hàng ngày, giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Quả lê có thể được dùng làm món ăn nhẹ hoặc có thể sử dụng trong các món hầm, súp hoặc salad. [3]
Trái lê chứa nhiều chất xơ có khả năng ngăn ngừa bệnh trĩ
Trái táo
Táo tương tự như lê, cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Một quả táo vừa chứa gần 5g chất xơ, đặc biệt có chứa pectin - một loại chất xơ hòa tan tạo thành gel trong hệ tiêu hóa. Điều này giúp làm mềm phân và giảm sự khó chịu liên quan đến bệnh trĩ. [3]
Trái táo giúp làm mềm phân và giảm sự khó chịu liên quan đến bệnh trĩ
Chuối
Chuối chứa cả pectin và tinh bột đề kháng giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ. Một quả chuối trung bình có kích thước khoảng 18 - 20cm chứa khoảng 3g chất xơ.
Pectin trong chuối tạo thành gel trong hệ tiêu hóa, còn tinh bột đề kháng giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột - là một sự kết hợp hoàn hảo để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. [3]
Chuối giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Mận khô
Mận khô được coi là một loại thuốc tự nhiên có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mận khô tối đa 10 quả mỗi ngày có thể cải thiện độ đặc của phân và khả năng tiêu hóa ở những người bị táo bón.
Mận khô không chỉ có chứa chất xơ, mà còn có chứa sorbitol - một dạng đường không được ruột tiêu hóa tốt. Chất này hấp thu nước vào đường tiêu hóa làm mềm phân và thúc đẩy quá trình đi vệ sinh. [3]
Mận khô làm mềm phân và thúc đẩy quá trình đi vệ sinh
Hoa hòe
Thành phần cây hoa hoè có chứa rutin - một chất kháng viêm của bệnh trĩ. Rutin hay còn gọi là vitamin P có khả năng làm cho mao mạch trở nên bền vững. Nhờ vậy, hoa hoè có thể giảm sự phình to của búi trĩ.
Hoa hoè có tác dụng cầm máu rất hiệu quả trong các trường hợp trĩ chảy máu
Hành tây
Hành tây chứa tới 4 gốc tự do khác nhau của Quercetin, đồng thời có cả rutin cũng là chất có khả năng giảm thiểu biến chứng chảy máu.
Thành phần của hành tây cũng chứa Phytoncid - kháng sinh rất mạnh có khả năng giảm nhanh các triệu chứng nhiễm trùng như sưng to, đau rát vùng trĩ.
Hành tây có khả năng giảm nhanh các triệu chứng nhiễm trùng
3Bị trĩ kiêng ăn gì?
Thực phẩm giàu chất béo
Chất béo thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các loại chất dinh dưỡng khác, vì vậy ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo làm viêm trong thành ruột, không tốt cho hệ tiêu hoá. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm bệnh trĩ hiện có, làm cho chúng lớn hơn và nhạy cảm hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo làm viêm trong thành ruột
Ăn nhiều đạm và ăn thực phẩm khó tiêu nhiều dầu mỡ
Thực phẩm giàu đạm như thịt, các loại đậu, trứng có thể kích thích sản sinh quá mức chất bài tiết trong đường ruột gây kích ứng cho búi trĩ.
Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên... có thể gây khó khăn cho đường ruột và khiến người bệnh khó đi cầu.
Thức ăn giàu đạm và nhiều dầu mỡ có thể gây táo bón làm gia tăng áp lực trong hậu môn và gây ra triệu chứng trĩ như đau, chảy máu và phình to.
Thức ăn giàu đạm và nhiều dầu mỡ có thể gây táo bón làm gia tăng áp lực trong hậu môn
Muối
Tiêu thụ lượng muối quá nhiều có thể làm chậm hệ thống tiêu hóa, khiến cho đường ruột tổn thương. Ngoài ra, muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Vì thế bạn nên giảm bớt việc nêm nếm muối vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Tiêu thụ quá nhiều muối làm nặng hơn triệu chứng trĩ
Gia vị mạnh
Những gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, cà ri,... có thể gây kích thích dạ dày, ruột và tạo cảm giác nóng rát, khó chịu khi phân đi qua hậu môn. Ngoài ra, những thực phẩm cay nóng còn khiến bạn bị tiêu chảy - một trường hợp xấu có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.
Sử dụng gia vị mạnh sẽ tạo cảm giác nóng rát, khó chịu khi phân đi qua hậu môn
Rượu và cafein
Nếu bạn đang cố gắng kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ, hãy tránh uống rượu và tiêu thụ quá mức caffein.
Rượu khiến cơ thể mất nước và đồ uống chứa caffein như cà phê, nước tăng lực,... nếu lạm dụng có thể tăng nguy cơ táo bón và làm bệnh trĩ nặng thêm.
Rượu và cafein có thể tăng nguy cơ táo bón và làm bệnh trĩ nặng thêm
4Lưu ý chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ
Một số lưu ý chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ như sau:
- Tăng cường bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân, giảm táo bón và giảm áp lực trong hậu môn.
- Uống đủ nước trong ngày để duy trì sự mềm mại của phân và tránh táo bón.
- Tránh sử dụng các chất như cà phê, rượu, gia vị cay, đồ chiên.
- Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên và thức ăn có nhiều dầu mỡ chứa trong chế độ ăn.[4]
Tăng cường bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân và giảm táo bón
5Thắc mắc về chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ?
Bị trĩ có ăn được rau muống không?
Rau muống là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, nên ăn rau muống với mức độ vừa phải để tránh gây khó tiêu hoặc táo bón do ăn lượng quá nhiều.
Sau khi mổ trĩ nên ăn gì?
Một số lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho những bệnh nhân vừa mới mổ trĩ:
- Hãy uống đủ nước để giúp cơ thể bạn duy trì sự cân bằng nước.
- Nên ăn nhiều hạt ngũ cốc, rau lá xanh và trái cây để cung cấp chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tránh tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chứa đường và thực phẩm chế biến như thịt đỏ, bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán và đồ uống có chứa caffein.
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chuyên sâu hơn về chế độ ăn phù hợp sau mổ trĩ. [5]
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu gặp các triệu chứng sau:
- Chảy máu hậu môn, đặc biệt là tình trạng chảy máu kéo dài.
- Đau, sưng và khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
- Táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy không kiểm soát.
- Xuất hiện khối u xung quanh khu vực hậu môn.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh trĩ
Bài viết trên đã cung cấp những thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì khi bị bệnh trĩ. Người bị trí nên bổ sung chất xơ, uống đủ nước, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ,... Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân của mình nhé!