Bướu máu là một dạng khối u thường xuất hiện ngay trên vùng da của trẻ khi trước hoặc mới chào đời . Tuy là một dạng u “lành tính” song vẫn có nhiều trường hợp bướu máu xuất hiện ở nội tạng hoặc các vị trí nguy hiểm như mũi, mắt, họng,… gây ra nhiều biến chứng khó lường khác. Vậy bướu máu có chữa được không? Cách điều trị bướu máu nào hiệu quả? Chi phí chữa bệnh có đắt không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh bướu máu
Bướu máu (hay còn gọi là u máu) chính là “vết bớt” đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi vừa chào đời hoặc trong vài tuần đầu sau khi sinh. Hầu hết các dạng bướu máu này đều xuất hiện trên bề mặt da và dễ dàng nhìn thấy được. Một số trường hợp nhầm lẫn với dị dạng mạch máu xuất hiện màu xanh lam và nằm sâu dưới da ở trẻ.
5 tháng đầu đời là giai đoạn tăng sinh nhanh nhất của các bướu máu, trong đó khoảng 3 tháng đầu, chúng sẽ đạt 80% kích thước tối đa. Khi bé được 1 tuổi, bướu máu bắt đầu co lại và thoái triển từ từ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bướu máu là một bệnh “lành tính” và không phải ung thư như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bướu máu xuất hiện ở những vị trí ảnh hưởng thẩm mỹ như vùng mặt, mắt, mũi… to nhanh, chảy máu, loét và không tự biến mất. Do đó, ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách điều trị bướu máu ở trẻ em để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con những như tính thẩm mỹ sau này.
Đặc biệt, bướu máu không phải bệnh di truyền và cũng không liên quan đến thuốc men hay thức ăn của mẹ bầu trong lúc mang thai. Đây là bệnh phổ biến hơn ở các bé gái, tỷ lệ gấp 3-5 lần bé nam. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u máu là trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc sinh đôi. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây xuất hiện bướu máu và tỷ lệ nguy hại của bệnh ở trẻ em là bao nhiêu phần trăm.
Bệnh bướu máu có chữa được không?
Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, bệnh bướu máu hoàn toàn có thể chữa được.
Mặc dù được chẩn đoán là vô hại nhưng nhiều ba mẹ vẫn muốn đảm bảo tính thẩm mỹ cho con, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ bằng nhiều cách trị bướu máu khác nhau tùy vào kích thước và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Hướng dẫn cách điều trị bướu máu bài bản, khoa học
Vì là bệnh “lành tính” nên hầu hết trẻ mắc bướu máu không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu bướu máu nằm ở những vị trí đặc biệt như mắt, mũi, họng,… ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây ra những vấn đề sức khỏe khác cho bé thì việc điều trị là rất cần thiết. Những cách điều trị bướu máu ở trẻ em thường được các bác sĩ áp dụng như:
1. Cách điều trị bướu máu bằng thuốc bôi
Đối với những bướu máu nằm ngoài da và ở những vị trí không nguy hiểm thì phương pháp dùng thuốc bôi bướu máu rất được khuyến khích. Và để tránh ảnh hưởng đến tính hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ:
- Thuốc chẹn beta thoa tại chỗ: Đây là loại thuốc giúp làm mờ bướu máu và làm chậm sự phát triển của chúng. Phương pháp này phù hợp với những bướu máu có kích thước nhỏ, xuất hiện bên ngoài da, là loại thuốc chẹn beta phổ biến được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để điều trị bướu máu.
- Thuốc kháng sinh: Đây là phương pháp được sử dụng cho vết loét hở có nguy cơ nhiễm trùng. Để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà hãy theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc corticoid: Có thể dùng thuốc corticoid bôi lên các bướu máu để ức chế sự phát triển và ngăn chặn tình trạng viêm loét. Tuy nhiên các tác dụng phụ có thể xuất hiện như viêm nhiễm, sưng, teo da hoặc thay đổi màu sắc của da nên việc sử dụng thuốc corticoid cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt, không nên bôi corticoid rộng ra ngoài vùng bướu.
2. Cách điều trị bướu máu bằng thuốc uống
Việc điều trị bướu máu liên tục bằng thuốc ở trẻ em có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu, huyết áp thấp và thở khò khè. Do đó, trước khi tiến hành chữa bệnh bướu máu bằng thuốc uống bé cần được xét nghiệm để kiểm tra khả năng thích ứng với thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay có 2 loại thuốc uống phổ biến được dùng để chữa bướu máu gồm có: (1)
- Propranolol: Là loại thuốc uống dạng lỏng được các bác sĩ ưu tiên sử dụng để điều trị bướu máu ở toàn thân khi đã xuất hiện biến chứng. Cách điều trị bướu máu bằng Propranolol đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng vào năm 2014. (2)
- Prednisone: Trong trường hợp Propranolol không có tác dụng hoặc không thể sử dụng để chữa bệnh bướu máu của trẻ thì Prednisone sẽ là lựa chọn ưu tiên để thay thế cho Propranolol.
Lưu ý, với cách điều trị bướu máu bằng thuốc uống cần tuân thủ tuyệt đối vào chỉ định về liều lượng của bác sĩ, không được tự ý sử dụng theo phán đoán cá nhân. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sốt cao, viêm loét chỗ bướu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
3. Cách điều trị bướu máu bằng phẫu thuật
Trên thực tế, phương pháp phẫu thuật bướu máu rất hiếm khi được sử dụng, trừ khi bướu máu nằm ở các vị trí đặc biệt như mắt, ống tai, mũi… làm ảnh hưởng tới các chức năng bình thường hoặc có xuất hiện biến dạng ở vị trí bướu.
Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các khối bướu cũng như những vết tích còn sót lại của chứng bướu máu. Từ đó giúp người bệnh tránh được những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra về sau.
4. Cách điều trị bướu máu bằng Laser
Phương pháp dùng Laser là cách điều trị bướu máu thường được bác sĩ lựa chọn đối với các bướu máu nông và phẳng xuất hiện ở lớp trên cùng của da. Liệu pháp này có thể loại bỏ các bướu máu nhỏ, mỏng giúp cải thiện làn da khi u máu đã teo cũng như hỗ trợ tình trạng viêm loét, tổn thương và giảm bớt cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Các bác sĩ sẽ dùng tia Laser để loại bỏ những mạch máu còn sót lại sau khi bướu máu biến mất hoặc mờ dần. Từ đó giúp cải thiện làm da một cách đáng kể và giảm tình trạng mẩn đỏ.
Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị bướu máu
Trong giai đoạn bướu máu phát triển ở các vị trí nhất định như môi, mũi, tai… sẽ bị căng nên rất dễ gây ra tình trạng loét và chảy máu. Do đó, khi chăm sóc người bệnh bướu máu, cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một số lưu ý ba mẹ cần biết khi chăm sóc bé sau điều trị bướu máu:
- Giữ ẩm cho vùng da xung quanh vết thương bằng thuốc mỡ hoặc thuốc bôi ngoài da không chứa các thành phần gây kích ứng để tránh gây nứt nẻ hoặc chảy máu.
- Nhẹ nhàng rửa vết thương bị chảy máu bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước sạch.
- Bôi thuốc kháng sinh tại chỗ vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chú ý chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định liều lượng của bác sĩ.
- Tránh chạm, đè lên vết thương và giữ vết thương sạch sẽ, không nên để bụi hoặc nước bẩn dính vào.
- Liên hệ bác sĩ ngay khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt là tình trạng viêm loét ở vị trí bướu máu.
Biến chứng của bệnh bướu máu nếu không điều trị đúng cách
Hầu hết bướu máu ở trẻ em đều vô hại và có khả năng tự biến mất khi bé lớn lên. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và cần đến các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Trong đó, loét là biến chứng phổ biến nhất của bệnh bướu máu. Chúng có thể dễ dàng nhận thấy được bằng mắt thường khi phát triển xung quanh vị trí bướu và nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn cho người bệnh.
Chi phí điều trị bướu máu bao nhiêu tiền?
Chi phí điều trị bướu máu sẽ tùy thuộc vào nơi người bệnh lựa chọn thực hiện. Dựa vào kích thước, vị trí bướu máu và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn mức chi phí hợp lý. Hơn hết, đối tượng mắc bướu máu đa số là trẻ em nên ba mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng các bác sĩ Nhi khoa chuyên môn cao để thực hiện điều trị.
Bên cạnh đó, ở mỗi thời điểm khác nhau thì mức chi phí điều trị bướu máu cũng có sự thay đổi. Do đó, để biết chính xác chi phí điều trị hết bao nhiêu tiền, bạn hãy trực tiếp liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn nhanh nhất.
Địa chỉ khám, điều trị bướu máu đáng tin cậy
Nếu ba mẹ còn đang phân vân không biết nên đi khám và điều trị bướu máu cho con ở đâu an toàn và hiệu quả tại TP.HCM thì có thể đặt lịch thăm khám với các bác sĩ tại Phòng khám Ngoại Nhi thuộc Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Đây là một trong những địa chỉ khám bệnh Nhi uy tín hàng đầu tại TP.HCM được rất nhiều phụ huynh lựa chọn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị, kỹ thuật tiên tiến phục vụ việc thăm khám và điều trị bướu máu cho các bé một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Tính đến nay, Phòng khám Ngoại Nhi thuộc Khoa Nhi - BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã thực hiện thành công nhiều ca bệnh ở trẻ em như:
- Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
- Dư ngón, dính ngón, ngón tay cò súng (ngón tay bật), nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em.
- Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ - ngực bẩm sinh, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao.
- Dính thắng lưỡi, dính thắng môi trên (hãm môi trên bám thấp), các u nhú - kén nhầy khoang miệng…
- Bệnh ngoại nhi tổng quát: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, bệnh lý lồng ngực (lõm ngực, thoát vị hoành bẩm sinh…).
- Bướu máu, bướu mạch bạch huyết kén mô mềm, các u vùng đầu mặt cổ kích thước nhỏ, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em.
Để đặt lịch khám, theo dõi và điều trị tại Phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, ba mẹ có thể liên hệ đến thông tin:
Bướu máu tuy lành tính và đa số là “vô hại” nhưng vẫn tiềm ẩn những biến chứng khó lường. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh là cần thiết, từ đó lựa chọn cách điều trị bướu máu phù hợp để kịp thời bảo vệ bé khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho làn da về sau. Nếu phát hiện con có vết bướu máu hoặc các vết bớt bất thường trên da, ba mẹ nên sớm đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.