Nhiều người yêu thích dòng xe côn tay bởi vì thích cảm giác được làm chủ tốc độ, thể hiện được cá tính của bản thân. Nhưng việc chạy xe côn tay cũng khiến cho nhiều người phải đau đầu vì chưa quen sử dụng. Nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự, theo dõi bài viết ngay sau đây, Muaban.net sẽ mách bạn cách đi xe, cách vào cua xe côn tay cho người mới cực chuẩn xác. Đảm bảo rằng xe côn tay không hề khó đi như bạn đã nghĩ.
Các nguyên tắc chạy xe côn tay
Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ
Khi bạn ngắt côn để vào số thì phải bóp thật mạnh và thật dứt khoát. Còn khi bạn nhả côn để xe chạy thì phải nhả côn từ từ. Tránh xe gặp tình trạng bị giật, hoặc có thể là bốc đầu xe nếu xe mạnh. Tắt máy nếu xe yếu hoặc bạn đang để số lớn.
Những bạn mới tập chạy xe côn tay thì nên nhớ “côn ra thì ga vào”, tức là khi tay trái của bạn nhả côn thì tay phải của bạn phải tăng ga để tránh tình trạng xe bị chết máy.
>>> Tham khảo thêm: Giá Xe Winner X 2023 Giảm Sâu Bất Ngờ - Sở Hữu Winner X Chỉ Từ 28 Triệu?
Chạy với tốc độ phù hợp
Khi xe chạy với vận tốc nhỏ thì bạn cần đi số nhỏ để tránh trường hợp bị tắt máy, đồng thời giúp bạn tiết kiệm được nhiên liệu. 5 mức tốc độ tương ứng với cấp số cần chú ý là:
- 0 - 10 km/h bạn đi số 1
- 10 - 30 km/h bạn đi số 2
- 30 - 50 km/h bạn đi số 3
- 50 - 80 km/h bạn đi số 4
- Trên 80 km/h thì bạn đi số 5 hoặc có thể đi số 6 (nếu có)
Tùy vào dòng xe sẽ có cấu trúc hộp số 5 hoặc hộp số 6. Cách trả về số 0 của xe côn tay không giống với xe số, bạn cần phải trả lần lượt theo thứ tự, chỉ cần nhấp một lần là đã có thể dễ dàng di chuyển về vị trí xuất phát.
- Nếu như xe đang ở số 1: để trả số côn tay về “N” bạn cần móc nhẹ một nửa lực cần số về sau. Vặn nhẹ tay ga thì xe đã về lại số 0.
- Nếu xe ở số 2: cách về số “N” của xe côn tay là dậm nhẹ một nửa lực về phía trước.
Cấu trúc hộp số của dòng xe côn tay đa số là 1 thì dậm tới. Những cấp số còn lại là móc ngược hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Để trả số thì bạn cần làm ngược lại.
Chinh phục thử thách càng khó thì càng làm tăng sự thích thú. Khi bạn chạy xe côn tay thành thạo chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có được khi chạy những dòng xe khác khi có được cảm giác leo dốc, đổ đèo, cắt côn,…
Cách vào cua xe côn tay
Để tránh gặp nguy hiểm khi vào cua xe côn tay, người điều khiển tuyệt đối không cắt côn trong lúc xe đang di chuyển trong khúc cua. Thao tác sang số thực hiện trước và sau khi cua, về số thấp giảm tốc để chuẩn bị vào cua và tăng tốc lên số cao khi đã ra khỏi khúc cua. Trong cua chỉ nên sử dụng phanh sau và rà phanh nhẹ nhàng, dùng ga để giữ được xe ở tốc độ phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không?
Xem thêm tin tức mới nhất về mua bán xe máy tại Muaban.net
Những lỗi cần lưu ý cho người mới chạy xe côn tay
Liên tục rà tay côn
Về phần cấu tạo, bộ nồi gồm có nhiều lá thép, lá bố ép chặt vào nhau thông qua lò xo. Khi bạn bóp tay côn, các lá thép và lá bố ở trong bộ nồi sẽ tách rời nhau và ngắt truyền động.
Khi bạn nhả côn lá thép, lá bố dần ma sát rồi tiếp xúc và dính chặt với nhau để truyền chuyển động xoay từ trục khuỷu động cơ đến trục của hộp số. Khi người điều khiển gài số, bánh sau sẽ được kéo và quay thông qua bộ nhông sên dĩa.
Rà tay côn liên tục có nghĩa là người điều khiển không nhả hết côn mà bóp giữ một lực kéo dài trong suốt quá trình lưu thông trên đường. Việc này khác so với thao tác giữ côn trong thời gian ngắn khi bắt đầu di chuyển hoặc lúc chuẩn bị dừng lại để xe không tắt máy.
Khi bạn rà côn liên tục, các lá thép và lá bố trong bộ nồi không tách rời hoặc tiếp xúc hoàn toàn mà chúng sẽ ma sát với nhau. Lâu dài lớp bố bị bào mòn nhanh và giảm khả năng làm việc. Điều đó dẫn đến lá bố và lá thép sẽ không bám hoàn toàn vào nhau, làm giảm hiệu suất truyền động từ động cơ đến hộp số, khiến cho xe bị ì và chạy yếu.
Hiện tượng này được gọi là bị cháy nồi và khiến cảm giác khi bóp tay côn không còn tự nhiên. Khi gặp hiện tượng như vậy, người dùng cần mua bộ lá thép và lá bố mới để thay thế khắc phục việc không bắt côn.
>>> Tham khảo thêm: Xe tay côn cho nữ nhỏ gọn được lòng các nàng mê tốc độ
Cắt côn khi đang phanh, chạy xuống dốc
Theo phản xạ tự nhiên, người điều khiển xe thường bóp hết côn cùng lúc khi bóp phanh để xe dừng lại. Điều này do một phần xuất phát từ tâm lý muốn tránh để động cơ tắt khi xe dừng, một phần là do ý nghĩ ngắt ly hợp sẽ giúp việc phanh xe tốt hơn.
Nhưng thực tế mọi việc lại không như vậy. Khi bóp côn đồng thời với thao tác bóp và đạp phanh, xe sẽ không dùng được lực hãm tốc từ động cơ mà chỉ có thể giảm tốc bằng lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Do đó khiến hiệu quả phanh kém hơn và quãng đường của phanh dài hơn, dẫn đến việc mất an toàn khi di chuyển trên đường.
Thao tác phanh tốt nhất đối với xe côn tay là không nên rà côn hoặc âm côn trong lúc xe đang giảm tốc. Nên sử dụng tay côn nếu muốn về số thấp nhằm tận dụng thêm lực hãm của động cơ, để giảm tốc cho đến khi xe dừng hẳn mới cần bóp côn để giữ cho xe không bị tắt máy.
Trường hợp khi xuống dốc người lái điều khiển xe tay côn được khuyến cáo không nên cắt côn. Trong lúc này nếu không có động cơ hỗ trợ hãm xe lại thì hệ thống phanh phải làm việc liên tục, có thể sẽ dẫn đến quá nhiệt và mất phanh cực kì nguy hiểm. Khi sắp đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chọn cấp số thấp phù hợp để duy trì được vận tốc an toàn mà không cần dùng nhiều đến phanh xe.
>>> Tham khảo thêm: Những mẫu xe côn tay cũ giá rẻ nhưng vận hành siêu khỏe
Bóp côn hoặc chuyển số lúc vào cua
Trong quá trình vào cua xe côn tay, bánh sau đóng vai trò rất quan trọng chúng cung cấp sức kéo và duy trì độ bám với mặt đường. Do đó, nếu xe đang di chuyển trong đường cua mà người điều khiển cắt côn hay bóp côn để chuyển số sẽ khiến cho bánh sau quay trơn.
Độ bám bị giảm kết hợp với lực ly tâm có thể làm cho xe bị trượt và tăng khả năng xảy ra tai nạn. Việc này dễ xảy ra khi gặp mặt đường xấu như là có cát, đất trên đường hoặc đường trơn do trời mưa.
Để tránh những nguy hiểm khi vào cua với xe côn tay, người điều khiển xe tuyệt đối không cắt trong lúc xe đang di chuyển trong cua. Thao tác sang số cần được thực hiện trước và sau khi cua, về số thấp và giảm tốc để chuẩn bị vào cua, lên số cao tăng tốc khi đã ra khỏi vòng cua. Trong lúc cua chỉ nên sử dụng phanh và ga để giữ xe ở tốc độ phù hợp.
Thực tế, để cầm côn và chạy xe dòng này không quá khó nhưng để có thể thuần thục và điêu luyện thì bạn cần có sự kiên trì luyện tập. Sau này bạn sẽ cảm thấy thích thú và hiểu được vì sao lại có nhiều người đam mê với dòng xe này đến vậy.
Mong rằng với những thông tin về các nguyên tắc chạy xe côn tay, cách vào cua xe côn tay, những lỗi cần lưu ý khi chạy xe côn tay mà Muaban.net đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về cách chạy xe côn tay an toàn. Chúc bạn một ngày tốt lành và đừng quên truy cập Muaban.net nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm xe máy cũ giá tốt nhất hiện nay.
>>> Xem thêm:
- Các dòng xe máy đẹp được ưa chuộng nhất 2022
- Tìm hiểu về dòng xe Minsk độ “huyền thoại một thời”
- Jupiter FI 2023: Thiết kế mới có vượt trội hơn Jupiter Finn
- Giá Xe Click 125i 2023 Và Chi Phí Lăn Bánh Mới Nhất Hiện Nay