Khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai được thực hiện qua các bước: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán cận lâm sàng, chẩn đoán chuyên biệt. Ở mỗi thể bệnh đều có những triệu chứng, đặc điểm bệnh lý khác nhau và phương pháp điều trị khác nhau.
Các bước khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho các bệnh lý viêm cấu trúc phần mềm quanh khớp vai như túi thanh dịch, gân, bao khớp. Nó không dùng để chỉ các tổn thương xảy ra ở đầu xương, sụn khớp hoặc màng hoạt dịch. Để khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai, nó được tiến hành thông qua các bước sau đây:
1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh viêm quanh khớp vai được chia thành 4 thể bệnh. Ở mỗi thể, các triệu chứng bệnh cũng có những điểm khác biệt. Đây là căn cứ để bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và cách chữa trị phù hợp. Cụ thể như sau:
*) Thể đau vai đơn thuần:
Thông thường, thể đau vai đơn thuần sẽ xuất hiện ở các gân khớp vai như gân cơ trên - dưới vai, gân nhị đầu, gân cơ vai, cơ tròn nhỏ. Đặc biệt, nó thường xuất hiện ở gân nhị đầu và gân trên vai.
Nếu mắc thể bệnh này, người bệnh sẽ có các biểu hiện: Khớp vai bị đau theo kiểu cơ học. Khi làm các động tác mạnh ở cánh tay còn lại hoặc cử động vai, cơn đau sẽ tăng lên. Ngoài ra, cơn đau cũng sẽ có xu hướng tăng khi người bệnh ít cử động khớp hoặc vào ban đêm.
*) Thể đau vai cấp:
Thể bệnh này thường xảy ra do tình trạng túi thanh mạc bị viêm. Mà viêm túi thanh mạc lại bi gây ra bởi vi tinh thể được tạo ra từ quá trình calci hóa mũ các gân cơ quanh vi tinh thể. Nó cũng là kết quả của sự di chuyển calci hóa vào túi thanh mạc ở vị trí phía dưới mỏm cùng của cơ delta.
Triệu chứng đặc trưng khi mắc thể bệnh này là cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột với cường độ rất dữ dội. Nó sẽ lan rộng ra khắp vai, lan lên cổ, cánh tay hoặc lan xuống tận bàn tay. Vùng da bên ngoài khớp vai còn có hiện tượng nóng, sưng, nhiều trường hợp còn thấy cả những khối sưng bùng nhùng trước cánh tay.
*) Thể giả liệt khớp vai:
Viêm quanh khớp vai thể này thường gây đau dữ dội ở khớp vai, đồng thời có kèm theo tiếng răng rắc. Khoảng vài ngày sau, vùng da phần trước cánh tay có thể xuất hiện các vết bầm tím. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị đau và nhận thấy rõ sự hạn chế của vận động của khớp vai. Một số trường hợp, mặc dù cơn đau không còn nhưng họ cũng thể vận động được khớp vai một cách bình thường.
*) Thể cứng khớp vai:
Đây là thể bệnh đau theo kiểu cơ học, bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều về đêm. Cơn đau chỉ kéo dài vài tuần rồi biến mất hoặc giảm đi. Nhưng thay vào đó, khớp vai sẽ bị cứng lại. Khám sẽ thấy khớp vai bị mất vận động ở cả dạng chủ động và thụ động. Việc thực hiện các động tác, đặc biệt là các động tác quay ngoài hoặc dang tay sẽ bị hạn chế. Nếu dơ tay lên sẽ thấy cả xương bả vai di chuyển cùng 1 khối với xương cánh tay.
→Xem thêm: Bài tập vật lý trị liệu phục hồi viêm quanh khớp vai
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Nếu chẩn đoán cận lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X - quang, siêu âm, Doppler năng lượng.
*) Trường hợp viêm quanh khớp vai thể đơn thuần:
- Chụp X- quang: Cho hình ảnh bình thường, nhưng có thể thấy các hình ảnh calci hóa ở gân.
- Siêu âm: Nếu siêu âm sẽ thấy các hình ảnh gân giảm âm hơn bình thường, quanh nhị đầu có thể thấy dịch bao quanh. Trường hợp gân nhị đầu bị vôi hóa còn kèm theo tình trạng tăng âm có kèm bóng cản. Ngoài ra, có thể thấy được cả tình trạng tăng sinh mạch ở trong hoặc bao gân thông qua đo Doppler năng lượng.
*) Thể đau vai cấp:
- Nếu chụp X - quang: Ở khoảng cùng vai - miếu động sẽ thấy có các calci hóa với những kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng có thể biến mất khoảng vài ngày sau đó.
- Siêu âm: Khi siêu âm, thấy xuất hiện các các nốt tăng âm có kèm theo bóng cản ở bao thanh dịch dưới cùng của mỏm vai và bao gân. Đồng thời, có thể có cả dịch ở bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai. Tương tự thể đau vai đơn thuần, nếu đo Dooler năng lượng sẽ thấy hình ảnh tăng sinh mạch ở bao thanh dịch, bao gân hoặc ở trong gân.
*) Thể giả liệt khớp vai:
- Chụp X - quang: Thông qua các hình cản quang của túi thanh mạc dưới mỏm cùng của cơ delte sẽ thấy các gân mũ cơ quay bị đứt.
- Nếu siêu âm: Thấy đứt gân nhị đầu nhưng lại không thể phát hiện được hình ảnh gân nhị đầu ở các vị trí phía trong hoặc liên mấu động. Trước cánh tay xuất hiện tình trạng tụ máu. Trường hợp đứt gân trên gai, sẽ thấy các gân mất tính liên tục, có dịch ở nơi bị đứt và co rút 2 đầu gân đứt.
*) Thể cứng khớp vai:
Nếu bệnh nhân bị viêm quanh khớp thể cứng khớp vai, họ sẽ được chỉ định chụp X -quang. Lúc này, người bệnh sẽ thấy khoang khớp bị thu hẹp khoảng 5 - 10ml, cản quang khớp giảm, đồng thời các màng hoạt dịch bị biến mất.
3. Chẩn đoán chuyên biệt
Các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt bệnh viêm quanh khớp vai sẽ được chỉ định cho các trường hợp:
- Bị đau vai do đau rễ cột sống cổ, đau thắt ngực, tổn thương đình phổi.
- Các bệnh về xương như hoại tử vô mạch ở xương cánh tay.
- Các bệnh về khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mủ, viêm khớp do lao, viêm do tinh thể, viêm cột sống dính khớp…
Trên đây là bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai được chúng tôi tổng hợp. Đây là bước thực hiện vô cùng quan trọng. Thăm khám và xác định được chính xác thể bệnh tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp điều trị đúng, an toàn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.