Các công ty Big Tech một lần nữa lọt vào tầm ngắm của Washington. Hôm thứ 6, Tổng thống Biden đã kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp thực thi các quy định hiện hành, thiết lập các quy tắc mới có thể can thiệp vào sự thống trị thị trường của các công ty công nghệ lớn nhất ở Mỹ.
Cụ thể, sắc lệnh từ Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi FTC thiết lập các quy tắc chặt chẽ hơn đối với việc sáp nhập, khiến các công ty công nghệ hàng đầu khó lòng “nuốt chửng” các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn – như Facebook đã làm với Instagram và WhatsApp. Điều đó cũng khiến nhiều công ty chật vật trong việc sử dụng dữ liệu khách hàng, để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh – giống như Amazon từng bị cáo buộc vì thu thập dữ liệu từ người bán bên thứ ba cho chính họ.
Theo đó, lệnh cũng kêu gọi FTC và DOJ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ) linh hoạt áp dụng luật chống độc quyền để giảm thiểu các vụ sáp nhập nhằm “thống trị thị trường” như từng diễn ra vào các năm trước đó.
Có thể thấy Tổng thống Biden dường như muốn gây áp lực lên Facebook (FB) và Amazon (AMZN), hai công ty đang xem xét giải quyết các vụ kiện chống độc quyền và các cuộc điều tra liên bang. Trước tình hình đó, Facebook và Amazon cũng tìm cách kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ internet lớn bằng cách buộc họ báo trước cho khách hàng tổng số tiền phải trả, khi đăng ký các gói và tránh việc thu phí quá cao nếu hủy dịch vụ sớm.
Tuy nhiên, sức mạnh mệnh lệnh hành pháp không có trọng lượng như luật, phần lớn do tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo có thể loại bỏ mệnh lệnh này. Và nếu tổng thống ký lệnh, không có nghĩa là sẽ đạt mục tiêu đã định ngay trong nhiệm kỳ của tổng thống đó. Quốc hội vẫn có thể can thiệp để hủy bỏ, hơn nữa chúng còn có thể bị thách thức bởi các luật hiện hành.
Việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp cũng nằm trong mục tiêu của lệnh
Lời kêu gọi của chính quyền Biden yêu cầu DOJ và FTC bỏ qua những vụ sáp nhập nhằm “thống trị thị trường” không đề cập cụ thể các công ty, nhưng rõ ràng là hai vụ sáp nhập gây tranh cãi – mua lại Instagram và WhatsApp của Facebook là một trong những vụ sáp nhập chín muồi nhất để “nuốt trọn” thị trường này.
Trước khi ký lệnh, Tổng thống Biden nói: “Thay vì cạnh tranh bởi người tiêu dùng, các công ty lại đang “tiêu thụ” các đối thủ của họ”. Thay vì tranh giành công nhân, họ đang tìm mọi cách để chiếm thế thượng phong về lao động. Sự việc này diễn ra 1 cách quá thường xuyên, chính phủ sẽ khiến các công ty khó thâm nhập và cạnh tranh hơn”.

Trước tình hình đó, FTC đã tìm cách loại bỏ Facebook thông qua vụ kiện chống độc quyền của chính mình. Tuy nhiên, vụ kiện đã bị Tòa án quận liên bang James Boasberg của quận Columbia bác bỏ vào tuần trước. Theo đó, FTC được phép sửa đổi đơn khiếu nại của mình, dự kiến sẽ nộp lại trong vòng 30 ngày.
Xem thêm: Cổ phiếu Facebook tăng kỷ lục nhờ vụ kiện FTC
Mục tiêu bám sát Amazon
Gác lại vụ việc của Facebook, lệnh này dường như cũng gọi tên Amazon bằng cách, khuyến khích FTC thiết lập “các quy tắc về giám sát và thu thập dữ liệu”. Amazon đã bị các nhà lập pháp trong Ủy ban Chống độc quyền Hạ viện cáo buộc sử dụng dữ liệu mà họ thu thập từ người bán bên thứ ba trên nền tảng thương mại điện tử của mình, với mục đích phát triển các sản phẩm cạnh tranh trong dòng hàng hóa Amazon Basics.
Ngoài ra, trong lời khai trước Ủy ban vào tháng 7/2020, cựu Giám đốc điều hành Amazon – Jeff Bezos cho biết, công ty có các quy tắc về việc sử dụng dữ liệu của bên thứ ba để phát triển sản phẩm của riêng mình. Nhưng ông đã thừa nhận rằng, ông cũng không chắc chắn về việc Amazon không vi phạm các quy tắc đó trong quá khứ.
Việc Amazon sử dụng dữ liệu từ người bán bên thứ ba cũng là trọng tâm của cuộc điều tra chống độc quyền FTC đang diễn ra. Và để thêm vào những rắc rối cho Amazon, chủ tịch mới của FTC là Lina Khan – một nhà phê bình của các công ty Big Tech, cô đã tạo nên tên tuổi của mình bằng cách viết một bài báo cho Tạp chí Luật Yale để nêu rõ sự cần thiết việc phải giải quyết các luật chống độc quyền hiện hành để theo kịp Amazon.
Amazon đã coi trọng mối đe dọa do cô Lina Khan gây ra và yêu cầu FTC “truất quyền tư pháp” của cô ấy khỏi bất kỳ cuộc điều tra chống độc quyền nào đối với công ty của mình.
Mặt khác, vì lệnh hành pháp của Tổng thống sẽ có tác động như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Trong khi các tổng thống được hưởng quyền theo Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ để ban hành các chỉ thị, thì các nhà phê bình lại cho rằng lệnh hành pháp có thể mâu thuẫn với các luật hiện hành. Hơn nữa, Quốc hội có thể thông qua luật mới mà bỏ qua các mệnh lệnh như vậy (tùy thuộc vào quyền phủ quyết của Tổng thống).
Mặc dù mọi người ủng hộ Big Tech với việc mang lại sự minh bạch cho việc định giá trên internet, họ có thể tung hô sắc lệnh đã được ban bố, nhưng không có gì đảm bảo rằng bất kỳ sắc lệnh nào trong số đó sẽ có hiệu lực.
Nguồn: Yahoo Finance