Vào chủ Nhật, ông Salman – Bộ trưởng năng lượng của Ả Rập Xê Út đã kháng cự sự phản đối của nhà sản xuất vùng Vịnh và UAE – các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đối với một thỏa thuận OPEC+.
Đó là một cuộc tranh cãi công khai hiếm hoi giữa các đồng minh có lợi ích quốc gia ngày càng phân hóa như UAE và Ả Rập Xê Út. Cuộc cãi vã đã gây ảnh hưởng đến việc thiết lập chính sách của OPEC+ (tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) vào thời điểm người tiêu dùng muốn nhiều dầu thô hơn để hỗ trợ phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Trước đó, vào năm ngoái OPEC+ đã phải đồng ý cắt giảm sản lượng dầu gần 10 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5/2020, để đối phó với sự suy giảm nhu cầu sử dụng dầu do đại dịch COVID – 19 gây ra.
Theo nhiều nguồn tin cho biết, hôm thứ Sáu OPEC+ cùng các đồng minh đã bỏ phiếu để tăng thêm sản lượng dầu khoảng 2 triệu thùng/ngày từ 8/12/2021 cho đến cuối năm 2022. Nhưng đáng tiếc, thỏa thuận này không nhận được sự đồng tình của UAE và bị ngăn cản bởi chính nước này.
Sau đó, vào ngày Chủ nhật, UAE cho biết họ ủng hộ việc tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 8 nhưng đề nghị hoãn thỏa thuận. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất muốn chuyển tới cuộc họp khác trong thời gian sớm nhất để quyết định về việc gia hạn hợp đồng cung ứng. UAE còn cho rằng các tài liệu tham khảo về khâu sản xuất cơ bản cần được xem xét kỹ lưỡng hơn để dễ dàng tính toán được bất kỳ khoản cắt giảm nào khác.
Ngoài ra, các nguồn tin của OPEC + cho biết UAE đánh giá mức cơ sở của họ ban đầu đặt ra quá thấp, nhưng UAE sẵn sàng khoan dung nếu thỏa thuận kết thúc vào tháng 4/2022. Điều này cho thấy, UAE có kế hoạch sản xuất dầu mỏ đầy tham vọng nên đã đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao năng lực của họ.
Về phía Ả Rập Xê Út, hoàng tử Abdulaziz bin Salman – Bộ trưởng Năng lượng đã nói với kênh truyền hình Al Arabiya (thuộc sở hữu của Ả Rập Xê Út) rằng: “Việc gia hạn thời gian để tăng sản lượng dầu mỏ là cơ sở chứ không phải là vấn đề thứ yếu”.

Ông Salman còn lưu ý thêm sự không chắc chắn của mình về diễn biến của đại dịch COVID – 19 cộng với sản lượng dầu mỏ từ Iran và Venezuela: “Nếu mọi người muốn nâng cao sản lượng thì phải có thêm thời gian. Nên chúng ta phải cân bằng giữa việc giải quyết tình hình thị trường hiện tại với việc duy trì khả năng phản ứng với những diễn biến trong tương lai.
Những nỗ lực lớn đã được thực hiện trong 14 tháng qua đã mang lại kết quả tuyệt vời và sẽ thật tiếc nếu chúng ta không duy trì những thành quả đó. Nên một số thỏa hiệp sẽ là những gì cứu cánh chúng ta chiến đấu lại với Covid 19”.
Hoàng tử Salman tiếp tục bài phát biểu: “Chúng tôi đang tìm cách để cân bằng lợi ích của các nước sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự ổn định của thị trường nói chung. Đặc biệt sự cân bằng này càng quan trọng khi sản lượng dầu mỏ đang ngày càng khan hiếm do tỷ lệ dự trữ sụt giảm”.
Đồng thời, với những tiềm lực sẵn có, vương quốc Ả Rập Xê Út còn chuyển sang chế độ “thách thức” UAE với tư cách là trung tâm kinh doanh và du lịch của khu vực Tây Á. Không chỉ vậy, Riyadh – thủ đô và thành phố lớn nhất của Ả Rập Xê Út cũng đang nỗ lực hết mình để tranh giành nguồn vốn nước ngoài, nhằm đa dạng hóa nền kinh tế đất nước không chỉ thông qua lĩnh vực dầu mỏ.
Nguồn: REUTERS